Biết ‘mẹo’ nhỏ này Sinh viên Luật sẽ đạt điểm cao ở các kỳ thi

Chủ đề   RSS   
  • #525240 07/08/2019

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Biết ‘mẹo’ nhỏ này Sinh viên Luật sẽ đạt điểm cao ở các kỳ thi

    “Học tài thi phận” chỉ dùng để an ủi những người thi rớt còn thực tế thì “học tài thi đậu” nhé các bạn!

    điểm cao

    Bởi vậy, tại bài viết này mình chia sẻ cho các bạn một số ‘mẹo’ nhỏ để góp vào sự học tài để thi các môn Luật đạt được điểm cao.

    Nếu các bạn đã học kỹ, biết vấn đề đó quy định ở đâu thì chỉ việc ghi ra là xong; nhưng đôi khi các bạn không biết căn cứ pháp lý nằm ở đâu thì mới là vấn đề để nói ở đây; bạn không thể đạt 10/10 nhưng ít nhất cũng đạt được 5/10 hoặc 9/10 cho dù không biết căn cứ pháp lý nếu làm theo ‘mẹo’ nhỏ này.

    - Trường hợp không biết căn cứ pháp lý hoặc mang theo thiếu văn bản Luật thì bạn suy luận sao cứ làm vậy, bởi bản chất pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, cứ lập luận cho logic vào thì thầy, cô sẽ chấm điểm tốt cho bạn. Nếu trước khi hết giờ tìm được căn cứ pháp lý thì điền vào, còn không thì để căn cứ pháp lý một cách chung chung, như thi môn Luật hôn nhân và gia đình thì để căn cứ pháp lý: Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nhiều khi thầy, cô thấy lập luận của bạn ok thì cho 10/10 luôn đó chứ!

    - Trường hợp nhận định đó Sai mà làm Đúng, nhưng gần hết giờ phát hiện có căn cứ pháp luật nói nó Đúng thì phải làm sao? Tôi khuyên các bạn tuyệt đối không được gạch bỏ, vì gạch bỏ bài làm vừa bị nháp – thầy, cô rất ghét điều này; với lại gạch bỏ rồi thì cũng đâu còn thời gian làm kịp. Bởi vậy mình dùng ‘mẹo’ “phóng lao phải theo lao”; từ đầu nhận định nó Sai và lập luận theo kiểu nó Sai, gần hết giờ có căn cứ pháp luật cho rằng nó Đúng thì mình xuống hàng rồi viết thêm: “Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại quy định… Như vậy là không phù hợp với thực tiễn, kiến nghị cần sửa đổi quy định này. Nếu chiếu theo quy định thì nhận định trên là Đúng, còn về thực tiễn thì nó không phù hợp”. Thầy, cô mà đọc tới này chắc chết mê với bài làm của bạn luôn đó.

    Hi vọng ‘mẹo’ trên sẽ giúp các bạn sinh viên thi tốt.

    Anh/chị/em còn ‘mẹo’ nào khác thì bổ sung thêm nhé!  

     
    4862 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/08/2019) enychi (09/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận