Biện pháp xử lý với hành vi đẻ thuê, tổ chức mang thai hộ trước khi có Bộ luật hình sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #534690 06/12/2019

    Biện pháp xử lý với hành vi đẻ thuê, tổ chức mang thai hộ trước khi có Bộ luật hình sự 2015

    Khi hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại chưa được hình sự hóa thì sẽ áp dụng biện pháp xử lý như thế nào đối với những người có hành vi tổ chức mang thai hộ nhằm thu lợi về vật chất?

     
    1971 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthanhbinhcshs vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537011   08/01/2020

    Trước  khi có Bộ Luật hình sự 2015 thì Bộ luật hình sự 1999 không có điều khoản nào quy định về hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại này.

    Hiện nay, mặc dù quy định của Luật hôn nhân và gia đình cấm việc một người phụ nữ mang thai hộ vi mục đích thương mại. Nhưng khi xử lý hình sự lại không xử lý người mang thai hộ mà đối tượng bị xử lý lại là người tổ chức việc mang thai hộ chứ không phải những người nhờ mang thai hay trực tiếp mang thai. Trong khi đó, hiện nay chưa có định nghĩa người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là người như thế nào?

    Người tổ chức mang thai hộ có thể hiểu là người đứng ra thực hiện các hành vi để hỗ trợ bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ tiến hành việc mang thai hộ, các hành vi hỗ trợ thường thấy là: tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện...Mục đích cuối cùng của người thực hiện hành vi là vì mục đích thương mại.

    Theo quy định tại Điều 187 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:

     

    Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

    1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytien317 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/01/2020)