Biện Pháp Ngăn Chặn - Biện Pháp Cưỡng Chế

Chủ đề   RSS   
  • #287812 23/09/2013

    Biện Pháp Ngăn Chặn - Biện Pháp Cưỡng Chế

    Tôi xin nêu ra một chủ đề thảo luận để xin ý kiến của gia đình Danluat như sau :

    Tôi cũng là người đang theo học ngành luật,vừa qua khi bàn đến vấn đề "biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế nhà nước?" nhận định đúng hay sai?

    khi được giải đáp thì giảng viên bảo với chúng tôi là đúng vì do nhà nước thực hiện,dùng quyền lực nhà nước .Nhưng nhóm chúng tôi thì không đồng ý lắm vì:

    thứ nhất , nếu nói đến biện pháp cưỡng chế nhà nước là ý nói đến một nội hàm rất rộng bao gồm tổng hợp các biện pháp cưỡng chế nhà nước như biện pháp cưỡng chế hành chính,hình sự... còn BPNC chỉ là một biện pháp trong TT HS mà thôi.Cũng là hình thức cưỡng chế nhưng chỉ là hình thức cưỡng chế của 1 nhóm biện pháp cưỡng chế thôi(TTHS).Câu hỏi nêu ra như vậy mà trả lời đúng có lẽ chưa thỏa đáng,mà lẽ ra phải nói" BPNC là một trong những biện pháp cưỡng chế nhà nước" thì đúng hơn  (theo tôi câu hỏi đã sai về câu chữ).

    thứ hai,theo tôi nếu nói về biện pháp cưỡng chế Nhà Nước thì phải có tính bắt buộc ( cả người áp dụng lẫn người bị áp dụng) ví dụ : khi vi phạm về luật giao thông thì nhất nhất anh phải dùng biện pháp xử phạt người vi phạm  ( biện pháp cưỡng chế hành chính-biện pháp cưỡng chế nhà nước) vì vậy buộc người có trách nhiệm PHẢI PHẠT.còn trong BPNC thì người áp dụng không nhất thiết phải áp dụng mà ở đây có sự lựa chọn giữa các hình thức,không có một sự bó buộc nào bắt là rơi vào trường hợp này PHẢI  áp dụng vào trường hợp kia không áp dụng mà luật ở đây ghi nhận dưới hình thức là một QUYỀN mà người áp dụng ở đây có quyền xem xét đề áp dụng, thì đâu có tính bắt buộc đối với người áp dụng( người có thẩm quyền) mà khi người có thẩm quyền đã ra quyết định rồi thì người bị áp dụng phải tuân theo ở đây chỉ bắt buộc đối với người bị áp dụng mà thôi.

    =>Rõ ràng theo cách hiểu này thì đối với yêu cầu về tính bắt buộc thì BPNC không đáp ứng được đòi hỏi của một BPCC nhà nước thực thụ mà chỉ là một BPCC trong tố tụng hình sự mà thôi.

    nhưng cũng có bạn giải thích thế này gọi BPCC nhà nước là tập hợp A,BPCC Tố tụng hình sự là tập B,BPNC trong TTHS là tập C .Trong hệ thống Luật ta có thể suy ra : A chứa B, B chứa C có thể suy ra A chứa C (theo tính chất bắt cầu) như vậy BPNC cũng là một BPCC Nhà nước.Nhưng theo nhóm chúng tôi thì Nếu BPNC là BPCC nhà Nước thì phải đáp ứng đủ điều kiện của BPCC nhà Nước theo điều kiện ở luận điểm 2 mà như đã phân tích thì rõ ràng BPNC chưa đáp ừng được yêu cầu đó thì không thể gọi là BPCC nhà Nước được.( Chỗ này chúng tôi vẫn đang tranh cãi) 

    hiện chúng tôi vẫn chưa ngã ngũ vấn  đề này.Cũng xin đưa ra đây một vài ý kiến thiển cận mong nhận được sự góp ý,chỉ giáo từ các bạn,các chuyên gia luật gần xa.

     
    31022 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #293044   23/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bạn nói lý thuyết không khó hiểu quá. Có lẽ nên nêu những ví dụ cụ thể để mọi người dễ hình dung hơn khi tham gia thảo luận.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    nguyenthanhluclaw (25/10/2013)
  • #293078   23/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn !

    Cưỡng chế là buộc người khác làm theo ý mình, chủ thể thực hiện cưỡng chế là nhà nước thì là cưỡng chế nhà nước.

    Tôi thấy ý kiến của thầy là chính xác mà bạn.


    “thứ nhất , nếu nói đến biện pháp cưỡng chế nhà nước là ý nói đến một nội hàm rất rộng bao gồm tổng hợp các biện pháp cưỡng chế nhà nước như biện pháp cưỡng chế hành chính,hình sự... còn BPNC chỉ là một biện pháp trong TT HS mà thôi.Cũng là hình thức cưỡng chế nhưng chỉ là hình thức cưỡng chế của 1 nhóm biện pháp cưỡng chế thôi(TTHS).Câu hỏi nêu ra như vậy mà trả lời đúng có lẽ chưa thỏa đáng,mà lẽ ra phải nói" BPNC là một trong những biện pháp cưỡng chế nhà nước" thì đúng hơn  (theo tôi câu hỏi đã sai về câu chữ).”

     Câu hỏi của Thầy là : "biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế nhà nước?" nhưng “có thể” bạn nghĩ câu hỏi đó là “biện pháp ngăn chặn = biện pháp cưỡng chế nhà nước? nên bạn không đồng ý với câu trả lời.

    Ví dụ : bạn nguyenthanhluclaw là sinh viên luật ? đúng hay sai ?

    Nếu trả lời sai vì SV luật gồm rất nhiều sinh viên thi “kỳ quá”, hoặc nói sai vì phải nói : bạn nguyenthanhluclaw là “một trong những” sinh viên luật ? thì người bị cho là sai sẽ thấy không thuyết phục.:'(

     

    "thứ hai,theo tôi nếu nói về biện pháp cưỡng chế Nhà Nước thì phải có tính bắt buộc ( cả người áp dụng lẫn người bị áp dụng) ví dụ : khi vi phạm về luật giao thông thì nhất nhất anh phải dùng biện pháp xử phạt người vi phạm  ( biện pháp cưỡng chế hành chính-biện pháp cưỡng chế nhà nước) vì vậy buộc người có trách nhiệm PHẢI PHẠT."

    Khi  bạn vi phạm luật giao thông thì CSGT có “Quyền” xử phạt khi phát hiện, chứ không phải là có trách nhiệm “phải phạt” mà họ có thể chỉ nhắc nhở hoặc cảnh cáo… Đây là việc xử phạt vi phạm, không phải là cưỡng chế.

     

    "còn trong BPNC thì người áp dụng không nhất thiết phải áp dụng mà ở đây có sự lựa chọn giữa các hình thức,không có một sự bó buộc nào bắt là rơi vào trường hợp này PHẢI  áp dụng vào trường hợp kia không áp dụng mà luật ở đây ghi nhận dưới hình thức là một QUYỀN mà người áp dụng ở đây có quyền xem xét đề áp dụng, thì đâu có tính bắt buộc đối với người áp dụng( người có thẩm quyền) mà khi người có thẩm quyền đã ra quyết định rồi thì người bị áp dụng phải tuân theo ở đây chỉ bắt buộc đối với người bị áp dụng mà thôi.

    =>Rõ ràng theo cách hiểu này thì đối với yêu cầu về tính bắt buộc thì BPNC không đáp ứng được đòi hỏi của một BPCC nhà nước thực thụ mà chỉ là một BPCC trong tố tụng hình sự mà thôi.

    nhưng cũng có bạn giải thích thế này gọi BPCC nhà nước là tập hợp A,BPCC Tố tụng hình sự là tập B,BPNC trong TTHS là tập C .Trong hệ thống Luật ta có thể suy ra : A chứa B, B chứa C có thể suy ra A chứa C (theo tính chất bắt cầu) như vậy BPNC cũng là một BPCC Nhà nước.Nhưng theo nhóm chúng tôi thì Nếu BPNC là BPCC nhà Nước thì phải đáp ứng đủ điều kiện của BPCC nhà Nước theo điều kiện ở luận điểm 2 mà như đã phân tích thì rõ ràng BPNC chưa đáp ừng được yêu cầu đó thì không thể gọi là BPCC nhà Nước được.( Chỗ này chúng tôi vẫn đang tranh cãi) "

    Biện pháp cưỡng chế theo nghĩa thông thường là buộc phải làm một việc gì đó, nhưng cũng còn ở khía cạnh khác là cưởng chế buộc không được làm một việc gì đó (biên pháp ngăn chặn): cấm đi ra khỏi nơi cư trú, cấm xuất nhập cảnh, cấm chuyễn dịch tài sản. . . thậm chí ngăn chặn bạn được tốt nghiệp nếu cải thầy :|

    Biện pháp cưởng chế hay biện pháp ngăn chăn đều thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định và thường là trên cơ sở tuyên truyền, giáo dục không được thì mới áp dụng.

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 23/10/2013 09:39:04 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    Unjustice (25/10/2013)
  • #293306   24/10/2013

    à mà biện pháp bắt người trong trường hợp quả tang cũng là biện pháp cưỡng chế nhỉ? nhưng đâu phải do nhầ nước thực hiện ? mà ai cũng có quyền thực hiện mà

     
    Báo quản trị |  
  • #293397   25/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    nguyenthanhluclaw viết:

    à mà biện pháp bắt người trong trường hợp quả tang cũng là biện pháp cưỡng chế nhỉ? nhưng đâu phải do nhầ nước thực hiện ? mà ai cũng có quyền thực hiện mà

    Chương VI

    NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

    Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

    1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    Đó là biện pháp ngăn chặn nên cũng là biện pháp cưỡng chế nhà nước.

    Bắt người trong trường hợp quả tang là đối với các hành vi là tội phạm (vi phạm luật hình sự) mà thôi. Nếu họ vượt đèn đỏ mà bạn bắt họ là không được đâu.

    Chủ thể của quan hệ pháp luật trong hình sự là phải có nhà nước. Công dân được phép làm do có "uỷ quyền" của nhà nước trong luật tố tụng hình sự tại điều 82 trên..

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    nguyenthanhluclaw (25/10/2013)