Biên bản phân chia di sản thừa kế di chúc miệng

Chủ đề   RSS   
  • #350417 16/10/2014

    toanbohn

    Sơ sinh


    Tham gia:04/02/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Biên bản phân chia di sản thừa kế di chúc miệng

    Kính gửi Luật sư : Cho tôi hỏi trường hợp thừa kế không có di chúc, mà chỉ có di chúc miệng như sau: 

       Tôi là cháu nội. Gia đình tôi có ông nội tôi sinh ra 03 người con : là 03 người con trai , bố tôi là con thứ 2, chú thứ 3 là liệt sỹ hy sinh năm 1971. Bác cả sinh năm 1940 vẫn còn sống. năm 2000 bố tôi qua đời. Ông nội tôi có nói vào năm 1997 có họp gia đình và nói phân chia di sản bằng miệng là: Hiện tại có 03 mảnh đất thì 02 mảnh cho Bác cả quyền sử dụng vì một chú là liệt sỹ chưa có vợ con nên bác giữ lại 02 mảnh để thờ cúng. còn 01 đất còn lại cho bố tôi nhưng chẳng may năm 2003 thì ông nội tôi qua đời chưa kịp làm di chúc. Hiện tại 02 mảnh đất mà bác cả nắm giữ đã làm sổ đỏ vào năm 2002. Còn 01 mảnh đất của bố tôi hiện tại chưa làm được sổ đỏ. Vậy xin luật sư giúp tôi trường hợp này tôi muốn làm Biên bản thỏa thuận phân chia di sản có xác nhận của chính quyền địa phương có hợp lệ không? và tôi phải xin mẫu này ở đâu. Vì hiện tại tôi chưa muốn làm sổ đỏ vì chi phí nhiều tiền và hiện tại bác tôi cũng già yếu và không muôn khi bác mất thì xảy ra tranh chấp đất đai vì không còn ai xác nhận di sản. Xin cảm ơn!

     

     
    5823 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #350624   17/10/2014

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10492)
    Số điểm: 58139
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Bộ luật dân sự có quy định về di chúc miệng như sau:

    Điều 651. Di chúc miệng

    1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Như vậy, năm 1997 ông nội bạn có di chúc miệng nhưng mãi đến 2003 ông nội bạn mới qua đời thì di chúc miệng đó đã bị hủy bỏ và xem như trong trường hợp này là ông nội mất ko để lại di chúc nên tài sản là quyền sử dụng đất được chia theo quy định của pháp luật thừa kế bạn nhé. Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #351276   21/10/2014

    toanbohn
    toanbohn

    Sơ sinh


    Tham gia:04/02/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư! Cho tôi hỏi trường hợp như sau theo luật thừa kế thì được phân chia di sản theo qui định nào: Ông nội tôi có sinh ra 03 người con trai . bác trai tôi , bố tôi và chú tôi. Khi còn sống ông tôi có di chúc bằng miệng như sau: ông tôi có 03 mảnh đất.  Thì  mảnh đất hương hỏa giao cho bác tôi
    có trách nhiệm thờ cúng còn hai mảnh đất kia thì chia cho bố tôi và chú tôi. Vì hoàn cảnh bác tôi không có con trai nối dõi tông đường, chỉ có riêng tôi
    là cháu đích tôn nên Ông nội tôi có di chúc miệng là khi ông mất thì giao nhà Huong hoa cho bố tôi còn bác trai trưởng chuyển đổi mảnh đất của bố tôi đã được phân chia khi ông tôi còn sống có di chúc miệng như vậy cho bác trai trưởng ở. Chú tôi hy sinh năm 1972 và chưa có vợ con,  vì vậy bác tôi được ông nội tôi giao cho mảnh đất của chú cho bác trai sở hữu để thờ cúng. Nhưng vào năm 2000 bố tôi chết , và vào năm 2003 thi Ông nội tôi chết không kịp
    làm di chúc và từ thời điểm đó đến giờ Bác trai tôi sở hữu 03 mảnh đất kể cả đất hương hỏa vì tôi sống thoát ly không có ở nhà nên khi hỏi Bác  tôi không đồng ý ký vào biên bản họp gia đình phân chia tài sản thừa kế bằng miệng do Ông nội để lại. trong khi vào năm2003 bácđãlàm sổ đỏ 02 mảnh đất của chú và của bố tôi vào năm 2003. còn mảnh đất hương hỏa không làm vì bác trai muốn tôi về ở nên không cho làm sổ đỏ vì hoàn cảnh tôi đi làm xa nên hiện tại làm không ở nhà. Hiện tại xã có chủ trương làm sổ đỏ nên tôi muốn làm sổ đỏ hương hỏa đứng tên tôi. Vậy xin luật sư cho hỏi nếu theo quy định pháp luật về quyền thừa kế thì khi đưa ra tòa án dân sự giải quyết tranh chấp đất đai , thì 03 mảnh đất trên được phân chia như thế nào, hiện tại chỉ còn bác trai tôi,bác gái tôi và mẹ tôi là hàng thừa kế thứ nhất . Tôi và con cái bác là hàng thừa kế thứ 02.
        Xin Luật sư cho biết trường hợp này quyền thừa kế được phân chia theo qui định pháp luật như thế nào? và mỗi người được sở hữu bao nhiêu diện tích đất vì hiện tại trong cuộc họp biên bản gia đình Bác tôi không đồng ý  ký vào biên bản mà nội dung như di chúc miệng Ông nội tôi để lại. Xin cảm ơn!
     
     
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #351848   23/10/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    Trường hợp bạn nêu không thể được xem là di chúc miệng theo quy định của pháp luật. Do vậy, phần di sản của ông bà bạn để lại phải được chia theo pháp luật.

    Hiện Chỉ còn Bác cả và gia đình bạn, do vậy về nguyên tắc thì bạn cùng mẹ và anh chị em (nếu có) có quyền yêu cầu người bác phân chi di sản theo quy định. Nếu thoả thuận được, các bên ra văn phòng Công chứng hoặc UBND xã để thực hiện các thủ tục kê khai di sản thừa kế theo quy định.

    Trường hợp không thoả thuận được với người bác, bạn và những người được hưởng di sản thừa kế của Bố bạn có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân có thảm quyền giải quyết.

    Nếu cần tham vấn thêm, bạn có thể liên hệ với tôi để cùng trao đổi.

    Bạn tham khảo các bài viết liên quan tại:http://luathuythanh.vn/

     

    Cảm ơn bạn.

     

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com