Bị xe máy đi trước khiêu khích nên xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #534703 07/12/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Bị xe máy đi trước khiêu khích nên xử lý thế nào?

    Trong ngày 5/12 vừa qua, xuất hiện một đoạn video ngắn về việc hai thanh niên lưu thông xe máy đi trước xe tải. Người ngồi phía sau có hành vi cởi phăng mũ bảo hiểm rồi lạng lách trước đầu xe tải. Dẫn đến hậu quả bị tài xế đâm trực diện trước một cửa hàng (Nguồn tham khảo: Video: Trần Hữu Tín - Baomoi.vn)

    Trong trường hợp này cả hai điều có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, vì một chút nóng vội mà người tài xế có thể sẽ phải gánh hậu quả khó lường. Vậy rút kinh nghiệm từ việc này, nếu gặp trường hợp tương tự chúng ta nên xử lý như thế nào cho đúng, sau đây mình nêu lên quan điểm của mình như sau:

    Thứ nhất: Nên quay video lại để làm chứng, sau đó báo công an để cơ quan can thiệp giải quyết.

    Thứ hai: Trong thời gian chờ đợi, nên kiềm chế sự nóng giận trong trường hợp này có thể bạn sẽ gây thương tích cho người và phải bổi thường thiệt hại, cụ thể:

    *Hậu quả sau khi gây thương tích

    Căn cứ Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

    “3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

    Theo đó, trong trường hợp bạn bị khiêu khích do quá nóng vội, tức giận mà bạn cố ý làm đối phương bị thương nên không thể xem là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hay tai nản xảy ra do bất khả kháng, tình thế cấp thiết. Do đó, bạn vẫn có trách nhiệm bồi thường theo quy định.

    Về dân sự:

    Do Mức xử phạt cụ thể sẽ căn cứ vào thiệt hại thực tế để yêu cầu bồi thường theo quy định:

    Thiệt hại về tài sản:

    1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

    2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

    3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    4. Thiệt hại khác do luật quy định.

    Thiệt hại về sức khỏe:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    Lưu ý: Mức bồi thường cụ thể sẽ do hai bên thỏa  thuận hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác định theo các căn cứ nêu trên.

    Về hình sự:

    Nếu người gây thiệt hại dẫn đến hậu quả làm người khác có thương tích, tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ được quy định thì sẽ căn cứ vào tỉ lệ đó mà đưa ra mức bồi thường. Ngoài ra việc xác định hành vi của em bạn là vô ý hay cố ý cũng ảnh hưởng đến kết quả của vụ việc. Theo đó, ngoài việc bồi thường thiệt hại người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    …”

    *Mức phạt cho hành vi lạng lách, đánh võng cản trở giao thông là:

    Căn cứ Khoản 6 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định nghiêm cấm hành vi “đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng”.

    Mức xử phạt nếu vi phạm tại Điểm b Khoản 9 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này như sau:

    “9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

    b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;”

    Ngoài ra, người điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi này thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

    Như vậy, theo quy định này thì người điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Do đó, nếu bị làm phiền bạn có thể báo công an để được can thiệp giải quyết. Tránh trường hợp do nóng vội mà gây thương tích cho người khác có thể sẽ phải gánh hậu quả phạt tù không mong muốn.

    Xem thêm:

    >>> Tổng hợp các mức phạt vi phạm giao thông phổ biến (áp dụng từ 01/8/2016)

    Cập nhật bởi Limma ngày 07/12/2019 09:43:34 SA
     
    2160 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận