BỊ TỘI GÌ

Chủ đề   RSS   
  • #230114 30/11/2012

    BỊ TỘI GÌ

    XIN CHÀO NHÀ LUẬT: XIN CHO TÔI HỎI MỘT VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ HOẶC DÂN SỰ.

    - Bạn tôi tên L  53 TUỔI là chủ tịch phụ nữ xã-đã kết nạp đảng viên, có vay tiền của các người quen trong xã bằng hình thức hợp đồng viết tay, khoảng 6 người có tổng số tiền khoảng 680 triệu.

    * Hình thức vay: Vay của những người này với giá 3000 đ/1 triệu/1 ngày rồi cho những người khác vay lại với giá 4000 đ/1 triệu/1 ngày (những chủ nợ của L điều biết). Khoảng 3 - 4 ngày thì L trả lại cho những chủ nợ nói trên, cú thế và kéo dài cũng được 1 khoảng thời gian trên 1 tháng thì L lánh mặt (vỡ nợ) đi nơi khác. Trong khoảng thời gian lánh mặt thì các chủ nợ có tìm đến nhà, rồi tìm đến con của L (con của L đang học, con của L không biết những người này là ai) họ chỉ nói là đi tìm bà L và con của L (họ không biết mặt con của L, chỉ biết ở gần trường học). thậm chí còn về quê ngoại của L và giả danh là bạn học của con L.

    Có nhiều lần L gọi điện cho con L và con của L có khuyên nên về nhà và ra trình diện với cơ quan, nhưng L nói để lánh mặt một thời gian và làm kiếm tiền trả nợ.

    Khoảng 4 năm sau L bị công an bắt với tội danh là BỊ TRUY NÃ. (gia đình L và con L điều không hay biết gì về lệnh truy nã ).

    XIN HỎI: 

    1/ L có bị tội về điều 139 hay 140 của BỘ LUẬT HS không?

    2/ Nếu cơ quan điều tra không gửi giấy triệu tập cho con của L và gia đình của L theo điều 49 của BỘ LUẬT TTHS mà ra quyết định truy nã có được không? lệnh truy nã không có trên báo, đài, thông tin đại chúng theo điều 161 BỘ LUẬT TTHS thì có đúng không? (từ ngày L lánh mặt cho đến khi bị bắt - không có cơ quan nào đưa giấy mời hay quyết định gì...

    3/ Khi tiến hành bắt giử L, cũng không có ai lập biên bản hay đọc bất kỳ một quyết định gì. (chỉ mời L về cơ quan phường, rồi còng tay và chân lại và tiến hành giam giữ cho đến bây giờ - giam giử gần 2 tháng, không cho người thân hay gia đình gặp mặt) => có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật không?

    4/ Gia đình L hứa sẽ bán miếng đất của ông bà (khoảng 150 triệu - hết tài sản) để trả bớt cho L (khi cơ quan điều tra hỏi). cơ quan điều tra chỉ gọi điện thoại kêu gia đình của L lên làm việc...rồi tới con của L, mà không có 1 văn bản hay 1 tờ giấy gì cả. Cơ quan điều tra có làm đúng theo luật không?

    - Khi cơ quan điều tra hỏi, L khai là : lo cho gia đình (gia đình làm ruộng bị thất bát nhiều năm) . một phần là khi lấy 180 triệu của chủ nợ về tới nhà thì phát hiện ra đã mất.

    ( gia đình của L chỉ biết lo làm ăn-nghề nông, không biết đến chuyện tiền bạc, mọi vấn đề về tiền bạc là L lo hết, lo cái ăn, cái mặt trong gia đình....thậm chí cưới vợ cho con...trong quá trình công tác tại xã , L luôn luôn đạt thành tích tốt đạt được bằng khen của xã, của huyện, của tỉnh...bên nội và bên ngoại của L đều là công dân tốt, ba của L đã tham gia kháng chiến chống mỹ....anh em dòng họ đa số điều được vô đảng).

    XIN HỎI CÁC NHÀ LUẬT: L BỊ TỘI GÌ?    VÀ BỊ PHẠT KHOẢNG BAO NHIÊU NĂM TÙ?

    - sự việc cấp bách, xin Nhà luật Tư vấn và chỉ dùm phương hướng. chân thanh cám ơn.

     

     
    5915 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #230155   30/11/2012

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Chào bạn thanhtam82,

    Về những thắc mắc của bạn, tôi xin được trả lời như sau:

    1, Việc xác định tội phạm là việc của cơ quan tiến hành tố tụng. Bạn không nói rõ, nhưng căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, rất có thể L phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hoặc phạm cả hai tội này (vì L vay tiền của nhiều người, nên có thể L lừa đảo người này, lạm dụng tín nhiệm đối với người kia)

    Bên cạnh đó, L cũng có thể bị khởi tố về tội Cho vay nặng lãi theo Điều 163 Bộ luật hình sự.

    2. Điều 49 BLTTHS quy định về Bị can, các quyền và nghĩa vụ của bị can, chứ không quy định về quyền của gia đình của bị can

    Trường hợp này, không biết bị can đang ở đâu nên không thể tống đạt giấy tờ cho bị can được, cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

    Nếu quyết định truy nã không thực hiện đúng theo Điều 161 BLTTHS thì trách nhiệm thuộc về cơ quan Điều tra.

    3. Việc bắt người trong trường hợp bị truy nã theo Điều 82 BLTTHS thì không cần phải đọc lệnh trước khi bắt vì trong trường hợp này ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất, các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền sau đó thực hiện các thủ tục theo Điều 83, 85 BLTTHS.

    4. Việc triệu tập người lên cơ quan Điều tra làm việc phải được thực hiện bằng văn bản. Việc gia đình L hứa sẽ bán đất để trả bớt nợ cho L là phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự, việc làm này không làm mất trách nhiệm hình sự của bị can.

    Các tình tiết về nhân thân và gia đình bị can có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 BLHS

    Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là L nên ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, bồi thường, khắc phục hậu quả để được nhiều tình tiết giảm nhẹ.

    Trân trọng!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trachanh19 vì bài viết hữu ích
    thanhtam82 (30/11/2012)
  • #230492   01/12/2012

    XIN NHÀ LUẬT XEM XÉT VÀ CHỈ DÙM:

    1/ Dựa vào đâu để biết được bị can đã trốn hay lánh mặt hoặc trốn vì sợ gian hồ .?..nếu không xác định được mục đích của bị can thì có phạm vào tộ như thì điều 139 hay 140 của BỘ LUẬT HS không?

    2/ Nếu có gửi giấy triệu tập bị can về nơi cư trú (mặt dù không có bị can ở đó), thì ích ra nếu gia đình hoặc người thân của bị can có liên lạc được với bị can, bị can cũng biết được mình đã bị tố cáo (cũng có khả năng về trình diện hoặc tự thú..).

    Vậy nếu không có giấy triệu tập bị can mà ra quyết định truy nã thì có đúng theo trình tự của BỘ LUẬT TTHS hay không?

    3/ Khi xác minh sự thật là bị can đang ở đâu hoặc trốn, chỉ cần lại gia đình bị can điều tra là đủ hay cần phải xác minh luôn cả chổ ở của con của bị can? (những người thân trong gia đình bị can) (biết đâu bị can lên sống chung với con của bị can).

    4/ Nếu bị can vay tiền (không ghi trong hợp đồng là để làm gì) và sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng do hoàn cảnh gia đình nên đã sử dụng gần hết số tiền đã vay + thêm đã làm mất 180 triệu như trên nên không còn khả năng trả (nên đã lánh mặt trước khi cơ quan điều tra can thiệp - sự thật là các chủ nợ đã có thuê người để tìm) thì có phạm vào điều139 hay 140 của BỘ LUẬT HS không?

    5/ Nếu gia đình của bị can, Bị can không nhận được các giấy tờ như: Giấy triệu tập, khởi tố....Lệnh truy nã ..(từ lúc bà L bỏ đi cho đến khi bị bắt thì gia đình của bà L và con của L chưa hề nhận được bất kỳ 1 giấy tờ nào).

    Vậy, nếu như BỊ CAN KHÔNG CÓ MẶT TẠI QUÊ NHÀ (hoặc liên lạc không được) THÌ CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ QUYỀN KHỞI TỐ và RA QUYẾT ĐỊNH TRUY NÃ ? không cần biết là người thân hay gia đình có biết hay không?

    VD: Con của bà A bị tố cáo về tội giết người (gia đình của bà A và con của bà A không biết mình đã bị tố cáo). Con của bà A đi theo anh B (chuyện trai gái). Không ai liên hệ được.

    => Con bà A có bị tội bỏ trốn về tội giết người hay không?

    RẤT MONG ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỞ CỦA CÁC NHÀ LUẬT. CHÂN THÀNH BIẾT ƠN.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #230640   03/12/2012

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Chào bạn,

    Do bạn đưa ra khá nhiều câu hỏi và không được rõ ràng lắm, nên theo ý hiểu thì mình xin được trả lời như sau, nếu có gì chưa rõ bạn có thể trao đổi thêm:

    1. Xác định bị can đã trốn là trường hợp đã khởi tố bị can, biết nơi cư trú của bị can và đã triệu tập bị can, nhưng sau đó bị can bó trốn

    - Không biết bị can đang ở đâu là trường hợp đã xác định có dấu hiệu tội phạm và khởi tố bị can nhưng không xác định được bị can đang ở đâu.

    Trong cả hai trường hợp này, cơ quan điều tra đều có thể ra quyết định truy nã bị can.

    Việc xác định mục đích của bị can trong trường hợp này là khá khó khăn vì không có bị can nào lại tự nhận mình có mục đích chiếm đoạt, do đó cần căn cứ vào các dấu hiệu khách quan để nhận biết mục đích của bị can.

    2. Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can cho địa phương nơi bị can cư trú và gia đình bị can mà Cơ quan điều tra chỉ phải gửi quyết định này cho bị can. Tuy nhiên, trong trường hợp không biết bị can đang ở đâu thì không thể tống đạt quyết đinh này đến cho bị can được.

    3. Việc điều tra những ai, điều tra ở đâu, xác định những người cần thiết phục vụ cho điều tra là nghiệp vụ của cơ quan điều tra.

    4. Điều luật chỉ quy định đến mục đích chiếm đoạt mà không quy định việc người có hành vi chiếm đoạt sử dụng tài sản chiếm đoạt được vào mục đích gì.

    5. Khi có đủ căn cứ để xác định một người có hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can mà không phụ thuộc vào việc có liên lạc được với người đó hay không. Trường hợp không xác định được bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

    Trân trọng!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trachanh19 vì bài viết hữu ích
    thanhtam82 (03/12/2012)
  • #230859   03/12/2012

    BI TOI GI

    Câu số 4: bạn xem lại và góp ý dùm

     

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    câu số 1/ Không biết bị can đang ở đâu: 

    " trách nhiệm của cơ quan điều tra phải điều tra ở tại nơi cư trú và các thân nhân của bị can" => mới kết luận là không biết bị can đang ở đâu? hay là bị can không có mặt tại nơi cư trú thì có thể khẳng định là không biết bị can đang ở đâu và ra quyết định truy nã?

    - xin nhờ phân tích và chỉ dùm . cám ơn anh, chi, em rất nhiều.....

    Cập nhật bởi thanhtam82 ngày 03/12/2012 10:20:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #231039   04/12/2012

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Cảm ơn bạn đã chia sẻ,

    Mình xin được trao đổi với bạn như sau:

    1. Về mặt khách quan của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

    "Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản mà người chủ tài sản đã tín nhiệm giao cho một cách ngay thẳng hợp pháp. 

    Sau khi có tài sản đó ở trong tay, chủ thể thực hiện hành vi tiếp theo như gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt 1 phần hoặc toàn bộ tài sản của chủ tài sản. Ngoài hành vi gian dối, bỏ trốn, chủ thể còn có thể sử dụng tài sản của chủ sở hữu vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

    Điểm cần chú ý của tội phạm này là tài sản được giao trước cho người phạm tội vì người chủ tài sản đã có lòng tin có từ trước đối với người phạm tội. Tài sản được giao trên cơ sở một hợp đồng dân sự giữa hai bên, nhưng người phạm tội đã không thực hiện hợp đồng hoặc chỉ thực hiện một phần mà không thực hiện hết" - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự

    - Theo bình luận trên, thì việc giao tài sản của người chủ sở hữu tài sản cho người phạm tội phải trên cơ sở ngay thẳng và hợp pháp. Tuy nhiên, theo như tình huống ban đầu bạn đưa ra, những người cho L vay tiền thông qua hợp đồng, nhưng việc cho vay tiền này không hợp pháp vì nó thuộc trường hợp cho vay nặng lãi.

    Cũng theo tình huống của bạn, L vay tiền sau đó cho vay lại với mức 4000đ/triệu/ngày, cũng thuộc trường hợp cho vay nặng lãi, vi phạm Điều 163 BLHS nên không thể coi L đã dùng số tiền đó vào mục đích hợp pháp.

    - Việc L lánh mặt có được coi là bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản không, việc này phải dựa vào kết luận của cơ quan điều tra.

    - Việc L làm mất 180 triệu là khó xảy ra, vì 180 triệu không phải số tiền nhỏ, không thuyết phục.

    - Do hoàn cảnh gia đình mà dùng gần hết số tiền đã vay (gần 500 triệu), việc này phải xác định như thế nào khi 500 triệu là một số tiền lớn?

    - L vay nợ 680 triệu, như vậy, trường hợp phạm tội của L có thể thuộc vào khoản 4 Điều 140.

    Như mình đã trao đổi từ đầu, có thể L lừa đảo người này, lạm dụng tín nhiệm đối với người kia vì L vay nợ của nhiều người.

    2. Việc xác định bị can đang ở đâu là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình có trách nhiệm điều tra ở những nơi cần thiết, người cần thiết để xác định bị can đang ở đâu. Còn các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan điều tra như thế nào thì mình không biết, vì mình không làm điều tra.

    Trên cơ sở tình huống bạn đưa ra, mình có những trao đổi như trên.

    Trân trọng!

     

     

     

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trachanh19 vì bài viết hữu ích
    thanhtam82 (04/12/2012)
  • #231144   05/12/2012

    TRÁI LUẬT

    LỜI ĐẦU TIÊN XIN CÁM ƠN RẤT NHIỀU CÁC NHÀ LUẬT.

    XIN NHÀ LUẬT TƯ VẤN VÀ CHỈ DÙM CÁCH:

    1/ Nếu vợ vay tiền mà sử dụng số tiền đó vào mục đích như: sinh hoạt gia đình, cái ăn cái mặt......thì chồng cũng có trách nhiệm trã tiền cho vợ....(mặt dù khi vợ vay tiền mà chồng không hay biết).

    khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định về việc thông báo về việc thụ lý vụ án như sau: Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.

    => Nếu như vậy (việc L vay tiền rồi lánh mặt không liên hệ được), mà tòa án hoặc cơ quan điều tra không gửi giấy triệu tập bị can hoặc gia đình bị can, rồi tự ra quyết định khởi tố, rồi tự truy nã thì có đúng theo điều luật đã ban hành hay không? (cả 2 quyết định này gia đình cũng không hay biết).

    2/ Những người cho L vay tiền thông qua hợp đồng, nhưng việc cho vay tiền này không hợp pháp vì nó thuộc trường hợp cho vay nặng lãi.

    Vậy nếu trường hợp này thì L có tội hay không? tội gì? và những người cho vay này có tội hay không?

    3/ Theo nghi quyết 720/2008/UBTVQH12 cho phép Tòa án Huyện được xử các trường hợp hình sự và dân sự.

    Trường hợp của L thì Tòa án huyện không xử , lại chuyển hẳn lên tỉnh thì có đúng trình tự? và theo nghi quyết 720/2008/UBTVQH12 thị Tòa án huyện có đúng không?

     
    Báo quản trị |  
  • #231175   05/12/2012

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Chào bạn thanhtam82

    Có lẽ vì bạn là bạn của L, nên có tâm lý bênh vực cho L. Còn mình, chỉ trao đổi với bạn trên cơ sở pháp luật thôi.

    Thứ nhất, bạn nêu quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong trường hợp này là không đúng, vì việc khởi tố, truy nã là do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

    Còn trong dân sự, tòa án chỉ ra thông báo về việc thụ lý vụ án cho bị đơn, cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thôi, nếu những thành viên trong gia đình không được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cũng không được thông báo.

    Thứ hai, như mình đã trao đổi với bạn, những người cho L vay tiền đã phạm vào tội Cho vay nặng lãi theo Điều 163 BLHS.

    Mình không rõ hồ sơ vụ án thế nào nên không thể khẳng định L phạm những  tội  gì (Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi), nhưng trách nhiệm hình sự của những người cho L vay tiền không loại trừ trách nhiệm hình sự của L.

    Thứ ba, Có lẽ bạn cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu về quy định của pháp luật, mình thấy bạn có nêu và trích dẫn điều luật. Tuy nhiên, bạn đã hiểu chưa đúng tinh thần của điều luật.

    Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp như sau:

    "1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :

    A) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

    B) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

    C) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.

    2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử".

    Như vậy, Tòa án cấp tỉnh hoàn toàn có thẩm quyền xét xử vụ án này.

    Trân trọng!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trachanh19 vì bài viết hữu ích
    thanhtam82 (15/12/2012)