Theo quy định tại điều 623 khoản 3 Bộ luật dân sự: chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (xe ôtô là nguồn nguy hiểm cao độ) phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi (trừ trường hợp hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết).
Trong trường hợp bạn nêu ra thì các khoản bồi thường như sau:
+Thiệt hại về tài sản (nếu có)
+Thiệt hại về sức khỏe như:
-Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
-Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổ định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
-Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
-Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần (tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định). (điều 609 BLDS)
Về nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường … (điều 605 BLDS)
Do vậy, bạn có thể thỏa thuận với người điều khiển ôtô để được bồi thường theo các quy định trên. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thân chào!