Bị mất bưu phẩm, bạn được bồi thường thiệt hại những gì?

Chủ đề   RSS   
  • #514561 28/02/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Bị mất bưu phẩm, bạn được bồi thường thiệt hại những gì?

    Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngày nay dịch vụ ký gửi, chuyển phát hàng hóa (hay còn gọi là “bưu gửi” theo ngôn ngữ Dân luật) bằng con đường bưu chính hẳn không phải điều xa lạ gì. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn vị bưu chính làm mất hoặc thất lạc hàng hóa thì khách hàng sẽ được bồi thường như thế nào?

    Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.!

    Bản chất giao dịch dân sự ở đây chính là “hợp đồng vận chuyển” được xác lập giữa khách hàng và phía công ty vận chuyển. Do vậy, khi xảy ra sự cố thất lạc/mất bưu phẩm, công ty phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường được ghi nhận tại khoản 2 Điều 541 Bộ luật dân sự 2015 :

    “Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng”.

    Mặt khác, hợp đồng vận chuyển bưu chính là lĩnh vực thuộc sự điều chỉnh chuyên ngành riêng, vậy nên không chỉ áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết mà việc bồi thường trong vận chuyển bưu chính phải đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Bưu chính 2010. Cụ thể, Điều 40 có quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

    Điều 40. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

    1. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó.

    2. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    3. Tiền bồi thường thiệt hại là đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    4. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố.

    5. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công bố và áp dụng, nhưng không được thấp hơn mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.


    Bên cạnh đó, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại được ghi nhận cụ thể tại Điều 25 Nghị định 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính:

    Điều 25. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại 
    1. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu được quy định như sau:
    a) Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;
    b) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;
    c) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng....


     

    Một số lưu ý khi gửi bưu phẩm

    + Đối với khách hàng: thực hiện các dịch vụ vận chuyển phải hết sức lưu ý vấn đề xác lập hợp đồng/giao dịch vận chuyển với các thông tin chính xác về tài sản vận chuyển, để đảm bảo cơ sở yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu không làm rõ giá trị hàng được thì khó có thể đưa ra một mức bồi thường có sức thuyết phục. Hơn nữa, để tránh trường hợp bị mất hàng hóa có giá trị cao nhưng giá trị đền bù lại thấp, khách hàng cần yêu cầu phía đơn vị vận chuyển ký kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ, quy định mức phí phù hợp với giá trị hàng hóa, cùng với việc kê khai, cung cấp các chứng từ rõ ràng, nhằm thể hiện giá trị chính xác của món hàng. Tuy rằng phí dịch vụ cho việc vận chuyển này có thể sẽ cao hơn, nhưng đổi lại bạn có được sự an tâm khi sử dụng dịch vụ và nếu có trường hợp không mong muốn xảy ra, đơn vị chuyển phát sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    + Đối với đơn vị vận chuyển hàng hóa: cần xác thực để ghi đúng thông tin hàng hóa vận chuyển vì rất dễ xảy ra kiện tụng khi có mất mát và điều này có thể dẫn tới làm tổn thất uy tín của doanh nghiệp.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 28/02/2019 02:31:37 SA
     
    11707 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận