Bố bạn có vay vốn của Nguyễn Thi Hiền ngày 14/9/2014 với số tiền 60 triệu đồng và làm thủ tục giấy tờ vay vốn . Nhưng do thiếu hiểu biết bà Hiền đã làm giả thấy tờ thành giấy tờ chuyển nhượng mà gia đình bạn không biết. Theo đúng thời gian hẹn vay vốn 3 năm vào ngày mùng 10/7/2017 gia đình bạn đã tiến hành hoàn trả số tiền cả gốc cả lãi là 136 triệu đồng và bà Hiền đến nhận và có ghi lại giấy biên lai nhận tiền và hẹn 15 ngày sau sẽ trả bìa đỏ cho gia đình. Trong khi giao dịch đưa tiền vì để chắc chắn hơn gia đình bạn đã có ghi cả hình lại .Nhưng đến nay gia đình bạn được bên ngân hàng Đại Dương ( Oceanbank) chi nhánh Hoàng Mai- Hà Nội đến và thông báo phát mại tài sản là mảnh đất của gia đình bạn
Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn tồn tại 02 giao dịch, đó là hợp đồng vay tài sản và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Thực trạng diễn ra khá phổ biến khi bà Hiền biết bên vay là gia đình bạn khó có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi, nên bên cho vay đã thế chấp tài sản với ngân hàng. Có thể thấy thông tin bạn nêu trên của gia đình bạn, bà Hiền đã giao dịch với ngân hàng là đã lừa dối gia đình bạn khi mà ý chí được biểu đạt ra ngoài khác với ý chí đích thực và có tồn tại sự khác biệt giữa kết quả thực tế đã thực hiện giao dịch so với mục đích của giao dịch được xác lập. Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba trong quan hệ dân sự vi phạm nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự.
Căn cứ Điều 132 Bộ luật dân sự 2005 (thời điểm giao dịch được áp dụng): “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.”
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại”.
Vì vậy, gia đình bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối theo quy định ở trên. Do đó nếu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả là các bên sẽ được khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận nếu gia đình bạn chứng minh được Hợp đồng thế chấp nhà, đất vô hiệu.
Cập nhật bởi toanvv ngày 28/06/2019 04:59:24 CH
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.