Tình trạng tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Người bị hàng xóm lấn chiếm đất do nghĩ rằng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể đòi lại được. Còn người lấn chiếm vì nghĩ rằng đất đã được cấp sổ đỏ nên tự tin đất đó đã là của mình; người khác không thể lấy lại. Trong khi quy định của pháp luật lại rất rõ ràng, nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng trình tự, thủ tục cấp không đúng, vi phạm quy định của pháp luật thì vẫn có thể bị hủy sổ đỏ.
Do đó, nếu đất của gia đình bạn bị lấn chiếm có nguồn gốc là của nhà bạn. Việc cấp sổ đỏ của nhà hàng xóm không đúng quy định của pháp luật thì gia đình bạn vẫn có thể đòi lại diện tích đất bị lấn chiếm. Để biết việc này có thể thực hiện được hay không bạn cần có đầy đủ hồ sơ để đưa ra đánh giá ban đầu về vụ việc.
Theo đó, để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp bạn nêu thì bạn có thể lựa chọn một trong số các cách sau đây:
1. Hai bên tự thương lượng, giải quyết: Gia đình bạn và người hàng xóm có thể tự thương lượng với nhau về phương án giải quyết.
Ban đầu, khi chưa nhận diện được mức độ phức tạp của vấn đề tranh chấp và quan điểm của các bên, thường người bị lấn chiếm đất sẽ tiếp cận với bên đang tranh chấp để đặt ra yêu cầu, đàm phán và đồng ý cách giải quyết vấn đề.
Bạn có thể liên hệ với nhà hàng xóm, nêu rõ tình trạng diện tích đất bị lấn chiếm hiện tại và trình bày về sự việc. Hãy chuẩn bị các giấy tờ và tài liệu chứng minh việc lấn chiếm đất đã xảy ra. Bởi không phải trường hợp nào đất bị lấn chiếm cũng là do lỗi cố ý của người lấn chiếm đất. Họ có thể vô tình hoặc chủ quan không đo đạc cẩn thận trong quá trình xây nhà dẫn đến việc lấn chiếm đất.
Khi tiến hành đàm phán thương lượng, bạn cần có phương án giải quyết vấn đề và đề xuất cách giải quyết tình trạng tranh chấp. Rất nhiều trường hợp, người bị lấn chiếm đất đã chuẩn bị tốt ở bước này, giúp hai bên đạt được thỏa thuận giải quyết mà không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương án này để giải quyết tranh chấp, bạn có thể thuê luật sư tham gia quá trình đàm phán để được tư vấn pháp lý và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
2. Thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không thương lượng được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc, là điều kiện để tranh chấp có thể được giải quyết ở các cơ quan khác.
Nếu hòa giải không thành, bạn có quyền làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Toà án Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được coi là biện pháp giải quyết tranh chấp triệt để nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc này sẽ mất nhiều thời gian, đồng thời chi phí để giải quyết dứt điểm thường lớn.
Các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án phải tuân theo trình tự thủ tục tố tụng. Ngoài ra, còn phải nắm rõ các quy định của pháp luật để điều chỉnh, đưa ra ý kiến đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông thường khi quyết định khởi kiện đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm ra Toà án.
Trường hợp bạn hỏi và bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT: 0978994377 để được để được sự tư vấn, hỗ trợ pháp lý tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.