Bị gây sức ép để tự xin nghỉ việc?

Chủ đề   RSS   
  • #588139 25/07/2022

    huynhthanhch

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:22/07/2022
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 785
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 31 lần


    Bị gây sức ép để tự xin nghỉ việc?

    Trường hợp tôi chưa viết đơn xin nghỉ việc mà bên quản lý có hành động gây áp lực để tôi tự xin nghỉ thì tôi có thể làm gì để được pháp luật bảo vệ và làm thế nào để phản đối vấn đề này? Mong mọi người giúp đỡ ạ.

     
    366 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn huynhthanhch vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/07/2022) vantrinh4120@gmail.com (25/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #588141   25/07/2022

    Bị gây sức ép để nghỉ việc

    Chào bạn, mình xin đưa ra một số ý kiến có thể giúp cho tình huống của bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có các quyền như sau:

    Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

    1. Người lao động có các quyền sau đây:

    a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

    c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

    d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

    đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    e) Đình công;

    g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    [...]”

    Ngoài ra, theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì:

    Điều 13. Hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

    [...]”

    Hiện mình cũng không rõ cụ thể tình hình thực tế giữa bạn và công ty đến mức nào. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, trước tiên bạn phải xem xét hành động của bên ban quản lý có vi phạm quyền của người lao động hay vi phạm hợp đồng lao động được ký kết giữa bạn với công ty hay không. Nếu có, công ty này có thể bị xử phạt tùy theo hành vi vi phạm cụ thể được quy định tại Chương II Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

    Bạn có thể gửi đơn trình báo về hành vi vi phạm nói trên đến cơ quan có thẩm quyền để được xử lý. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực lao động được quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

    Thông tin gửi đến bạn. Hi vọng thông tin mình đưa ra sẽ giúp ích cho bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn vantrinh4120@gmail.com vì bài viết hữu ích
    huynhthanhch (25/07/2022) vantrinh4120@gmail.com (25/07/2022) ThanhLongLS (26/07/2022)
  • #588142   25/07/2022

    huynhthanhch
    huynhthanhch

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:22/07/2022
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 785
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 31 lần


    Cảm ơn bạn đã giúp đỡ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn huynhthanhch vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/07/2022) vantrinh4120@gmail.com (25/07/2022)
  • #588700   30/07/2022

    Bị gây sức ép để tự xin nghỉ việc?

    Khi người lao động thấy mình bị chèn ép hay bị người sử dụng lao động gây ra những bất lợi ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì ngay lập tức người lao động cần phải liên hệ với các cơ quan giải quyết tranh chấp về lao động để tự bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Theo Khoản 2 Điều 8 Bộ luật lao động 2019:

    “Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

    2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.”

    Việc cho người lao động nghỉ việc của công ty đó là trái với quy định của pháp luật.

    Theo Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

    “Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

    Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.

    Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động.”

    Nếu công ty không giải quyết cho bạn thì bạn có thể yêu cầu hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc khởi kiện ra Toà án cấp huyện để giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #589203   31/07/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Bị gây sức ép để tự xin nghỉ việc?

    Đầu tiên, mình nghĩ bạn cần hiểu rõ được quyền lợi của người lao động để biết được người sử dụng lao động có hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình hay không. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền lợi của người lao động như sau:

    - Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    - Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

    - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

    - Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    - Đình công;

    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, bạn cần xem xét xem liệu công ty có vi phạm các điều cấm trong lao động được quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể trong trường hợp chèn ép của bạn có thể kể đến như:

    - Phân biệt đối xử trong lao động.

    - Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

    - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    - Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

    - Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

    - Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật...

    Nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau để giải quyết vấn đề này:

    - Viết đơn khiếu nại lên Ban giám đốc/Ban điều hành của công ty;

    - Khiếu nại lên Sở Lao động Thương binh - Xã hội;

    - Khởi kiện ra tòa án để được giải quyết.

    Cập nhật bởi anhhong58 ngày 31/07/2022 10:09:07 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhhong58 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2022)