Trả lời:
Theo quy định của Luật Thể dục, Thể thao 2006 sửa đổi bổ sung 2018
“Điều 10. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao
……
4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.
......”
Tại Nghị định 46/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thể dục thể thao:
“Điều 9. Vi phạm quy định về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao
……
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, có thể khởi kiện về việc chấn thương của bạn khi điều kiện đủ cho việc khởi kiện này chính là việc đối phương cố ý gây thương tích cho anh bạn. Nếu đối phương đã cố ý gây thương tích thì ngoài việc bị xử lý hành chính theo quy định, thì phải bồi thường thiệt hại cho anh bạn và tùy mức độ chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích.
Về trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Điều 584, 585 Bộ luật dân sự 2015
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo đó, trường hợp của bạn đã có phát sinh thiệt hại trên thực tế, và bạn sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.
Về xác định thiệt hại và mức bồi thường: Điều 691 BLDS
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; …
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; …
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Như vậy, việc bồi thường và mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ theo quy định trên.