Tội giết người - Hình minh họa
Khi bị người khác đe dọa, khủng bố tinh thần, sức khỏe hay tính mạng để bắt bản thân phải giết người thì có bị coi là có tội không? Trong khi thực hiện hành vi giết người đó, người thực hiện không cố ý và mong muốn nạn nhân phải chết.
Hành vi giết người khi bị ép có thỏa mãn cấu thành Tội giết người?
Hành vi giết giết người khi bị ép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội danh giết người được quy định tại Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015. Vì hành vi giết người đã thỏa mãn cấu thành của tội giết người về mặt khách quan, mặt chủ quan, mối quan hệ nhân quả, chủ thể, …. Việc bị ép giết người không là căn cứ để xác định có phạm Tội giết người hay không mà nó là căn cứ xe giảm nhẹ hình phạt với tội danh trên.
Theo đó hành vi bị ép khi giết người thỏa mãn cấu thành của Tội giết người:
- Chủ thể: Điều kiện về chủ thể do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện.
- Mặt khách quan: Chủ thể đã thực hiện hành vi làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng, gây thiệt hại cho quyền được sống, quyền được tôn trọng về sức khỏe tính mạng con người. Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
- Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi ở trường hợp này thực hiện hành vi cố ý, dù biết thực hiện hành vi là sẽ gây đến cái chết cho nạn nhân nhưng vẫn làm.
Cụ thể: Trường hợp này là cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Trong mặt chủ quan của Tội giết người, động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
- Mối quan hệ nhân quả: Mối quan hệ nhân quả ở đây là hành vi thực hiện là nguyên nhân gây ra hậu quả chết cái chết của nạn nhân.
Bị ép giết người có được xem là hành vi phòng vệ chính đáng?
”Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên."
Từ định nghĩa trên, có thể thấy hành vi giết người khi bị ép không phải là phòng vệ chính đáng. Bởi vì hành vi phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại người đang có hành vi đe dọa hay xâm phạm lợi ích của mình. Ở trường hợp này, hành vi giết người không phải hành vi chống trả lại người đang ép mình mà là hành vi xâm phạm quyền được sống của một cá nhân khác.
Bị ép giết người có được xem là sự kiện bất ngờ?
Theo Điều 20 Bộ Luật hình sự 2015 quy định sự kiện bất ngờ:
‘’Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự’’.
Theo đó, hành vi bị ép giết người không thể xem là sự kiện bất ngờ. Bởi vì, hành vi giết người rõ ràng là biết trước được hậu quả sẽ cướp đi mạng sống của cá nhân khác. Và cũng không phải là sự kiện không thể thấy trước, vì người thực hiễn rõ ràng sẽ có sự lựa chọn không thực hiện hành vi giết người mà có thể tìm cách thoát khỏi tình trạng bị ép thực hiện hành vi giết người hoặc lựa chọn không giết người. Như vậy, trường hợp này, hành vi giết người khi bị ép sẽ không được miễn trách nhiệm hình sự vì lý do sự kiện bất ngờ.
Trên đây là quan điểm cá nhân của mình về vấn đề trên, rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thành viên Dân Luật.
Theo như phân tích ở trên, hành vi giết người khi bị ép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giết người. Tình trạng bị ép buộc thực hiện hành vi giết người chỉ là căn cứ xem xét tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt. (Theo điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự)
Bạn có thể tham khảo những
trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự ở
bài viết này. Khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của Bộ Luật hình sự nếu thuộc một trong những trường hợp liệt kê trong bài viết thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Cập nhật bởi keobeo9297 ngày 24/09/2020 04:39:19 CH