Bị đe dọa về tính mạng

Chủ đề   RSS   
  • #516909 17/04/2019

    hoaiduong82

    Male
    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2018
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 1335
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 26 lần


    Bị đe dọa về tính mạng

    Kính chào luật sư! Xin luật sư giúp tôi vấn đề như sau: Tôi có một người bạn thân. Chơi với nhau từ thời đi học. Vừa qua bạn tôi có mở tiệm cho vay cầm đồ và nói tôi đến để làm việc cùng. Và tôi làm quản lý tài chính cho tiệm. Và làm được mấy tháng thì bạn tôi dẹp tiệm và không làm nữa vì hai vợ chồng của bạn tôi ly hôn. Sau đó vì không có tiền để lo cho gia đình và cuộc sống của tôi nên tôi phải đi làm chỗ khác. Bạn tôi không cho phép tôi đi làm chỗ khác dù đó là quyền tự do của tôi. Và gọi điện đe dọa tôi là không được đi làm chỗ khác. Như vậy là tôi đã bị tước quyền tư do. Và nói nếu ngày mai không đến nhà gặp thì sẽ có chuyện. Tôi lo lắng là nếu không đến thì gặp ở đâu tôi sẽ bị hành hùng. Mà đến thì chắc chắn sẽ bị hành hung đến tính mạng. Vậy tôi phải làm gì trong trường hợp này. Tôi cam đoan là không làm gì sai với bạn tôi. Chỉ là tôi làm việc với những người mà bạn tôi ghét. Mong luật sư tư vấn sớm nhất có thể để tôi có hướng giải quyết.
     
    2191 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #517038   21/04/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

    Hành vi đe dọa này có thể thực hiện qua điện thoại, tin nhắn, email, lời nói, cử chỉ… đã làm tâm lý người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện và khi đó hành vi này sẽ cấu thành tội phạm. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

    Trường hợp người đó nhắn tin đe dọa nhưng không dọa giết người, khiến người nhận được tin nhắn sợ hãi, bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hành vi được điều chỉnh bởi Điều 66 Nghị Định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, cụ thể là tại Điểm g Khoản 3. Theo đó, người nào có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.”

    Trường hợp này, bạn có thể tố cáo hành vi của người vi phạm đó với cơ quan công an nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và gia đình để ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;