Bị đánh gây thương tích muốn làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án được không?

Chủ đề   RSS   
  • #561580 30/10/2020

    Bikenlee

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Bị đánh gây thương tích muốn làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án được không?

    Luật sư cho em hỏi với ạ

    E có đi liên hoan với 1 nhóm bạn khoảng 20 người. Và vào 1 quán hát để hát. Khi hát xong, lúc ra thanh toán chủ quán dọn phòng và nói bọn e làm vỡ miếng kính sàn của họ. Bắt bọn e đền tiền. Thực tế thì khi vào nó đã vỡ rồi. Bọn e có tranh luận với chủ quán.

    Nếu có camera thì check cam sẽ thấy. Còn k thì gọi công an đến để giải quyết và bọn e k đền tiền. Sau 1 hồi tranh luận dẫn đến cãi nhau rồi chửi nhau. Sau đó bạn e có bảo e ra ngoài ngồi đợi. E có ra ngoài cửa ngồi đợi. 1 lúc sau có 1 nhóm người khoảng 3 người đến cầm dao chém e 1 nhát vào sau gáy trong khi e đang ngồi xem đt, e ôm gáy và quay lại họ lại chém tiếp 1 nhát vào đỉnh đầu rồi đạp e ngã, cầm gậy típ đánh và đạp e đến khi e gục hẳn.

    Sau đó e được bạn đưa đi cấp cứu. E nghĩ là do chủ quán gọi đến đánh e vì e k có xích mích với bất kì ai ở đó ngoài chủ quán. Bạn e đã gọi công an lúc đó. Công an có vào viện hỏi e nhưng e k làm việc được.

    Hôm sau công an có đến giám định thương tật cho e nhưng chưa báo kết quả. E chụp chiếu các thứ ở đầu k sao. Chỉ chạm đến hộp sọ chứ chưa nứt. E bị chém 1 vết sau gáy dài 5cm. Và 1 vết đỉnh đầu 6cm. Cánh tay trái, sườn trái, Bắp đùi trái bị vụt bằng típ có thâm tím và sưng. Mất 1 chiếc đồng hồ 4 triệu đồng. 

     Người đánh e có đến xin lỗi và muốn giải quyết 2 bên. Bồi thường 40tr. Theo luật sư thì có hợp lý k ạ. E muốn đơn khởi tố vụ án đc không. Và nếu thương tật của e thấp hơn 11% thì họ có bị truy tố hình sự k ạ. Nếu phải đi tù thì mức án là bao nhiêu. Bồi thường thiệt hại cho e là bao nhiêu. Mong luật sư giải đáp trong trường hợp của e ạ. Đừng giải đáp chung chung quá e k hiểu ạ. 😊.

    E cám ơn!

     
    2411 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Bikenlee vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561832   31/10/2020

    Trách nhiệm hành chính:
     
    Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
     
    "3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác".
     
    Trách nhiệm hình sự:
     
    Tuy nhiên, Hành vi của đối tượng chém bạn đã dùng vũ khí nên dù dưới 11% cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau:
     
    "Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
    đ) Có tổ chức;
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
    i) Có tính chất côn đồ;
    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."
     
    Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định:
     
    "Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
    1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
    2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
    3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."
    => Như vậy nếu như hành vi của đối tượng chém bạn chỉ cấu thành theo khoản 1 Điều 134 nêu trên thì chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, nếu bạn muốn đối tượng này chịu trách nhiệm hình sự thì bạn phải gửi yêu cầu tố cáo.
     
    Trách nhiệm dân sự:
     
    Căn cứ quy định Bộ luật dân sự 2015:
     
    "Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
    d) Thiệt hại khác do luật quy định.
    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
     
    => đối tượng chém bạn có trách nhiệm bồi thường theo quy định trên.
     
    Cập nhật bởi Miinhh ngày 31/10/2020 07:39:48 CH Cập nhật bởi Miinhh ngày 31/10/2020 05:52:55 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Miinhh vì bài viết hữu ích
    Bikenlee (31/10/2020)
  • #561936   31/10/2020

    Bikenlee
    Bikenlee

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    hỏi về mức lương cơ sở

    Cho e hỏi mức lương cơ sở là bao nhiêu ạ. E làm công ty thì tính lương của e ạ. Hay lương nào ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Bikenlee vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2020)