Bị cướp con phải làm thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #448395 01/03/2017

    Bị cướp con phải làm thế nào?

    Tôi và chồng sống không hòa hợp. Tôi đặt ra vấn đề ly hôn. 

    Chồng tôi không nói không rằng bế con bỏ đi. Tôi phải thuê nhiều người tìm mới thấy con. '

    Tôi đã gửi đơn ly hôn tới tòa nhưng chồng tôi dùng con để gây sức ép với tôi.

    Xin luật sư hướng dẫn:

    + Cách thức để tôi được nhận quyền nuôi con?

    + Nếu tòa tuyên quyền nuôi con thuộc về tôi nhưng chồng tôi cố tình cướp con tôi cần làm gì?

    Cập nhật bởi dungdung197 ngày 01/03/2017 11:46:57 SA
     
    14401 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448623   03/03/2017

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Trường hợp vợ chồng không còn tình cảm, không thể duy trì đời sống hôn nhân thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu đơn phương ly hôn. Đối với con chung thì căn cứ điều kiện, khẳ năng chăm sóc con chung sau ly hôn Tòa án sẽ quyết định việc giao con chung sau ly hôn cho bạn hoặc chồng bạn. 

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #448942   07/03/2017

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Chào bạn,

    Thứ nhất, ly hôn chính là quyền của người vợ hoặc người chồng hoặc cả hai nếu cho rằng mục đích hôn nhân không đạt được, không có hạnh phúc với người mình đang chung sống. Tuy nhiên thì bạn và chồng nên bàn bạc lại với nhau xem tình hình hôn nhân còn có cơ hội cứu vãn vì hạnh phúc gia đình, vì hanh phúc của cháu hay không?

    Nếu không thể cứu vãn được nữa thì mới đi đến quyết định ly hôn, và để thuận tiên cho việc ly hôn thì bạn và chồng nên “thuận tình ly hôn” để giải thoát cho nhau.Về thuận tình ly hôn thì việc giải quyết sẽ đơn giản hơn khi ly hôn chỉ xuất phát từ yêu cầu của 1 bên. Còn trường hợp bạn vẫn muốn ly hôn mà chồng không đồng ý thì bạn có thể “ly hôn đơn phương” Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đưa yếu tố lỗi để xem xét có cho ly hôn hay không, tức là phải có căn cứ ly hôn tòa án mới giải quyết cho ly hôn nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cả 2 bên và lợi ích của xã hội. Vì vậy, bạn cần xác định rõ căn cứ để ly hôn chồng của mình trước khi ly hôn đơn phương, có thể ly hôn được hoặc không tùy theo căn cứ ly hôn theo luật HN&GĐ năm 2014 như sau: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được" và bạn phải chứng minh được căn cứ trên trong đơn khởi kiện thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn đơn phương.

    Về vấn đề giành quyền nuôi con thì Luật NH&GĐ 2014 có quy định:

    “2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:

    + Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

    + Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

    + Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

    Thứ hai, nếu chồng bạn không giao con theo quyết định của Tòa án thì sẽ áp dụng điều 120 Luật thi hành án dân sự để cưỡng chế theo quy định:

    “ Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định

    1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

    2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”

    Nếu trong quá trình tòa án giải quyết vụ án ly hôn và giành quyền nuôi con của bạn, hoặc ngay từ lúc này nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích của mình thì có thể tìm đến luật sư để bảo vệ quyền lợi của bạn tại phiên tòa. Chúng tôi, Văn phòng Luật NewVision luôn sẵn sàng cung cấp thêm thông tin pháp lý và hỗ trợ bạn trong quá trình giải quyết vụ việc này.

    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  
  • #463823   07/08/2017

    Jennynguyen123
    Jennynguyen123

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình thì bây giờ b giả vờ nói là không ly hôn nữa. Sau khi chồng b đưa con về rồi b lấy sẵn bản sao giấy đăng ký kết hôn, khai sinh của con, hộ khẩu công chứng. Rồi bế con đi luôn. Sau đó nộp đơn. Như vậy mới mong giải quyết đc. Vì nếu b ko giữ được con thì đợi tòa xử khá lâu 

     
    Báo quản trị |  
  • #464698   15/08/2017

    lelanhuong11296
    lelanhuong11296

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2017
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn, căn cứ các thông tin bạn cung cấp tôi có một vài ý kiến như sau:

    Trước tiên bạn và chồng nên ngồi lại nói chuyện với nhau về vấn đề ly hôn. Xem thực sự 2 bạn có nhất thiết phải ly hôn hay không? Vì nếu ly hôn chắc chắn con của 2 bạn sẽ hoặc không được ở cùng cha hoặc không được ở cùng mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển sau này của cháu bé sau này.

    Thứ hai là nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giành quyền ưu tiên nuôi con cho người mẹ còn người cha có thể có hoặc không khi người mẹ yêu cầu về vấn đề cấp dưỡng. Còn với con trên 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì khi ly hôn mà 2 người không thể thỏa thuận được ai là người nuôi con thì vấn đề này sẽ do tòa án quyết định. Khi ra tòa, tòa sẽ yêu cầu 2 bên hòa giải. Nếu hòa giải không thành và nếu có yêu cầu giải quyết thì  tòa phân định xem ai được quyền nuôi con dựa vào că cứ luật định, và các yếu tố vật chất, tinh thần của người cha người mẹ.

    Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con được quy định tại BLTTDS 2015 gồm các bước sau đây:

    Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn cùng với yêu cầu giành quyền nuôi con trên 3 tuổi ( trong TH ly hôn); nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, là việc;

    Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

    Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

    Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

    Về vấn đề tòa đã tuyên quyền nuôi con thuộc về bạn mà bố đứa bé có hành vi muốn cướp đứa con thì trươc tiên bạn nên nói chuyện vs chồng cũ rằng sẽ để anh thăm nuôi theo thời gian quy định của tòa, sẽ tạo điều kiện cho bố gặp con khi nhớ con. Nếu chồng cũ không nghe mà vẫn muốn cướp con thì lúc này bạn sẽ làm đơn kiện lên tòa vì chồng cũ đã cố tình làm trái những quyết định của tòa án giải quyết cho 2 bạn.

    Trên đây là sơ bộ câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Để có thể có câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp luật sư để có thể cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất. 

    Lê Thị Lan Hương

    CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 899. 888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    Lê Thị Lan Hương

    CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 899. 888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869