Bị cáo bị tâm thần ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #512197 14/01/2019

    TuyenMyn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 10 lần


    Bị cáo bị tâm thần ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án ra sao?

    Bị cáo bị tâm thần ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án ra sao?

    Sáng 14/1/2019 phiên xét xử vụ án Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình làm 9 người tử vong tập trung ở phần kiểm tra căn cước, đại diện VKS công bố cáo trạng vụ án.

    Luật sư đề nghị HĐXX trưng cầu giám định tâm thần đối với Hoàng Công Lương tại BV tâm thần TW 1. Việc giám định nhằm đảm bảo tính công tâm khách quan và tính chính xác trong lời khai của bị cáo Lương đối với vụ án.

    Chủ tọa phiên tòa, ông Nghiêm Hoài Anh, khẳng định lời khai của bị cáo không phải là căn cứ duy nhất để hội đồng xét xử kết luận nên không đồng ý đề nghị giám định tâm thần đối với bị cáo Lương.

    Về vấn đề này mình có tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc: Nếu bị cáo mắc bệnh tâm thần ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án như thế nào?

    - Điều 206 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:

    Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

    “ Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;”

    ...

    - Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 nêu:

    Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

    Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:

    + Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

    + Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;

    + Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

    + Đưa vụ án ra xét xử.

    Như vậy đối với người bệnh tâm thần, căn cứ theo những điều nêu trên thì khi không nhận thức được thì hành vi cũng không làm chủ được và thuộc Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 98 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015)

    Mặc dù: Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án và Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

    Nhưng trong quá trình giải quyết cần thiết những tình tiết cần có lời khai của bị cáo để:

    - Đánh giá sự thật khách quan

    - Đánh giá mức độ thành khẩn khi khai báo

    - Thể hiện sự công bằng khi giải quyết vụ án của Tòa án về quyền con người

    ..

    Trên đây là quan điểm của mình, có điều gì cần bổ sung thì mọi người đóng góp ý kiến giúp mình nhé!

     
    11926 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenMyn vì bài viết hữu ích
    hoamattroi9297 (12/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526470   27/08/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Việc pháp luật hiện hành quy định tình trạng không có năng lực, trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, đây được xem như là “lỗ hổng” để cho những kẻ phạm tội bằng một cách nào đó tạo ra các giấy tờ giả nhằm hợp thức hóa việc “giả tâm thần” hòng thoát vòng lao lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #526844   29/08/2019

    Việc pháp luật quy định về người tâm thần thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự là lỗ hỏng lớn. Có nhiểu người mượn lý do tâm thần để thực hiện những hành vi gây hậu quả không tốt, nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy pháp luật cần đưa ra cơ chế để giám định tâm thần khi nào, nguyên nhân tâm thần..vv để hạn chế các hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội. 

     
    Báo quản trị |  
  • #530026   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh, yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nhunghi1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)
  • #550949   30/06/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn về bài viết rất hữu ích. Tuy nhiên, mình muốn hỏi: Một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sau khi thực hiện hành vi phạm tội và đã được khởi tố nhưng trong thời gian điều tra và truy tố người này đột nhiện xuất hiện các biểu hiện của một người bị tâm thần và đi giám đinh có kết quả là bị tâm thần thì vụ án bây giờ phải giải quyết như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #551975   16/07/2020

    Hiện nay các tòa án thường có nhận định khác nhau về một vấn đề, có tòa thì căn cứ vào lời nhận tội của bị cáo, ví dụ như tại giai đoạn điều tra bị cáo đã nhận tội, lời nhận tội này phù hợp với tình tiết của vụ án làm câu kết cho phán quyết của mình. Do đó, cần có sự thống nhất về các quan điểm của các tòa với nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552220   19/07/2020

    Việc đưa ra quy định về đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án do bị cáo bị tâm thần, không nhận thức được hành vi dễ gây ra hiện tượng một bộ phận nhỏ với mục đích thoát tội dễ "giả" tâm thần để qua mặt cơ quan chức năng. Vì vậy cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này

     
    Báo quản trị |  
  • #556186   30/08/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Đối với Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà đã được giám định bởi cơ quan có thẩm quyền là chính xác thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
  • #556204   30/08/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Trường hợp bị cáo bị tâm thần hay không thì cho giám định pháp y để đánh giá. Nếu bị cáo thực sự bị tâm thần thì không căn cứ vào lời khai của bị cáo để giải quyết vụ án. Lời khai của bị cáo chỉ là một trong những tài liệu để đưa đến kết luận, không có lời khai của bị cáo thì cần xem xét đến những chứng cứ, tình tiêts khác từ vụ án.

     
    Báo quản trị |  
  • #556208   30/08/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Trường hợp bị cáo bị tâm thần thì phải có giám định chính xác của cơ quan có thẩm quyền. Việc thực hiện hành vi phạm tội của người bị tâm thần cũng nên được điều tra, xem xét kỹ lưỡng, tránh trường hợp họ có thể bị kích động từ những đối tượng nào đó rồi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #556757   31/08/2020

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Một số người đúng là bị tâm thần nên khi xét xử sẽ có tình tiết giảm nhẹ. Nhưng cũng có một số người lợi dụng điểm này để xin giảm án, đến lúc có kết quả giám định thì không bị gì.

    Pháp luật cũng nên có quy định chặt chẽ hơn cho trường hợp này, vì bị tâm thần là thật nhưng hậu quả họ gây ra cũng là thật.

     
    Báo quản trị |  
  • #556783   31/08/2020

    Người tâm thần thực hiện hành vi trái pháp luật cần phải xem xét căn cứ rõ ràng rồi điều tra cso thể họ bị kích động. Cơ quan điều tra khi thực hiện điều tra còn cần phải có cách xác định một người có bị tâm thần hay không để điều tra chính xác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556958   31/08/2020

    Cám ơn bài chia sẻ của bạn. Việc xác định bị cáo có bị tâm thần hay không cần kiểm tra, theo dõi trong 1 khoảng thời gian dài sau đó mới đưa ra kết luận để tránh sai sót. Ngoài ra, cần điều tra có trường hợp khi thực hiện hành vi tội phạm bị cáo hoàn toàn tỉnh táo, sau đó lại bị tâm thần hay không? Và xử lý trường hợp đó như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #557622   11/09/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Quy định này cũng sẽ gây khó khăn trong một số trường hợp. Ví dụ như nếu 01 người bị tâm thần phân liệt, lúc gây ra vụ án thì làm sao kiểm tra nhận định được người đó lúc gây ra vụ án là tỉnh hay không? Tình huống này rất dễ bỏ lọt tội phạm. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Special29 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020)
  • #561464   29/10/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo (khi có kết luận giám định tư pháp) thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Ngoài ra, đối với vụ án mà có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:  (i) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra; (i) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #586205   27/06/2022

    Bị cáo bị tâm thần ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án ra sao?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Thông thường, trong tình huống pháp lý đã nêu thì Tòa án và các đương sự khác trong vụ án theo nhận thức chủ quan đã xác định người bị bệnh tâm thần có dấu hiệu mất năng lực hành vi dân sự, thì người bệnh tâm thần này có thể ở mức độ đặc biệt nặng

     
    Báo quản trị |