Bị cáo ăn năn hối cải, cải thiện tốt, có được nhà nước khoan hồng?

Chủ đề   RSS   
  • #609809 22/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Bị cáo ăn năn hối cải, cải thiện tốt, có được nhà nước khoan hồng?

    Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án của ngân hàng SCB, một số bị cáo như ông H (cựu quyền Tổng giám đốc) hay ông D (cựu Chủ tịch HĐQT) đều có biểu hiện tốt, ăn năn hối cải và mong muốn được nhà nước giảm tội. Vậy những trường hợp như trên, các bị cáo có cải thiện tốt, ăn năn hối cải, có được nhà nước khoan hồng?

    1. Các chính sách khoan hồng của pháp luật

    Khoan hồng là chính sách nhân đạo của Nhà nước và Đảng dành cho những đối tượng là những người phạm tội biết ăn năn hối lỗi và có thể hòa nhập cộng đồng sau những lỗi lầm của bản thân.

    Điều này thể hiện được bản chất tốt đẹp nhân đạo, tha thứ của nhà nước, từ đó làm giàu giá trị của pháp luật nước ta.

    Tham khảo bài viết: Phó Chủ tịch nước có quyền đặc xá không?

    Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 , quy định các chính sách khoan hồng sau:

     

    Điều luật

    Nội dung

    Án treo

    Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP

    - Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

    - Điều kiện :

    - Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    - Có nhân thân tốt.

    - Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên

    - Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Xem chi tiết tại: Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP

    Cải tạo không giam giữ

    Điều 36 Bộ luật hình sự 2015 

    - Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

    - Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

    Xem chi tiết tại: Bộ luật hình sự 2015 

    Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

    Điều 67 Bộ luật hình sự 2015  

    - Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

    + Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

    + Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

    + Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    + Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

    - Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự 2015.

    Miễn chấp hành hình phạt

    Điều 62 Bộ luật hình sự 2015  

    - Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

    - Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Sau khi bị kết án đã lập công;

    + Mắc bệnh hiểm nghèo;

    + Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

    Xem chi tiết tại: Bộ luật hình sự 2015 

    Giảm hình phạt đã tuyên

    Điều 105 Bộ luật hình sự 2015 


     

    -  Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

    -  Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

    -  Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

    Tha tù trước thời hạn có điều kiện

    Điều 66 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết  01/2018/NQ-HĐTP 

    - Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ.

    Điều kiện:

    + Đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

    + Phạm tội lần đầu.

    Được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Trước đó chưa phạm tội lần nào;

    + Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;

    + Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

    + Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.

    - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự

    Xem chi tiết tại: Nghị quyết  01/2018/NQ-HĐTP  

     

    2. Các bị cáo ăn năn hối cải, cải thiện tốt, có được nhà nước khoan hồng?

    Căn cứ Điều 3 Bộ luật hình sự 2015, quy định về khoan hồng như sau: 

    - Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

    Ngoài ra, căn cứ Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 về các tình tiết giảm nhẹ:

    - Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả

    - Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

    Như vậy, xét các quy định trên, những bị cáo ăn năn hối cải, cải thiện tốt đều là những căn cứ để nhà nước xem xét giảm nhẹ tội và đều có thể được hưởng khoan hồng của pháp luật.

    Chung quy lại, chính sách khoan hồng được dựa trên truyền thống nhân đạo của nước ta “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Việc làm này cho thấy được sự công minh và tầm nhìn sâu rộng trong vấn đề quản lý của nhà nước. 

    Đối với các bị cáo, dẫu đã “nhúng chàm”, nhưng chưa bao giờ quá trễ để làm việc đúng đắn. Nếu họ thành tâm ăn năn hối cải, cải thiện tốt, chắc chắn họ sẽ được nhà nước khoan hồng.

    Tham khảo bài viết: Phó Chủ tịch nước có quyền đặc xá không?

     
    334 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận