BHXH Việt Nam vi phạm thẩm quyền

Chủ đề   RSS   
  • #327776 11/06/2014

    nhcvc11

    Male
    Mầm

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    BHXH Việt Nam vi phạm thẩm quyền

    Ngày 27/12/2011 Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định số 1543/QĐ-BHXH về mức xử lý vi phạm đóng BHXH, theo đó tại Điều 1 quy định:  “Mức xử phạt đối với các trường hợp người sử dụng lao động chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội là 14,2%/năm (tương đương với mức 1,183%/tháng)”

    Trong Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 không quy định Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm đóng BHXH.

    Tại khoản 27,  Điều 2 của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam quy định: “Phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

    Như vậy, BHXH Việt Nam không có thẩm quyền quyết định xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT. Hơn nữa tại Điều 1 của Nghị định số 94/2008 cũng quy định rõ chức năng của BHXH Việt Nam, đây là đơn vị sự nghiệp thuộc Chính Phủ chứ không phải là cơ quan quản lý Nhà nước. Vậy mà BHXH Việt Nam đã ban hành một quyết định sai thẩm quyền như vậy, phải chăng cần nghiên cứu lại trình độ của rất nhiều các cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.

     
    3951 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #327969   12/06/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Phát hiện của bạn khá thú vị

    Xử phạt hành chính về BHXH thời điểm năm 2011-2012 được quy định ở nghị định 86/2010. Theo đó thì cơ quan BHXH không được giao thẩm quyền xử phạt, đúng như bạn đã nói.

    Đọc kỹ nghị định này sẽ thấy đối với các hành vi không đóng hoặc chậm đóng BHXH thì thường có 2 phần là phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả.

    Về phạt tiền thì rõ rồi, còn biện pháp khắc phục hậu quả thường là "Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt". Như vậy theo tôi hiểu thì cái Quyết định số 1543/QĐ-BHXH nêu trên chỉ là cụ thể hóa mức lãi suất mà thôi, đây không phải cơ quan BHXH Việt Nam ban hành quy định về xử phạt.

    Không hiểu suy diễn như vậy có đúng không ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #327971   12/06/2014

    nhcvc11
    nhcvc11

    Male
    Mầm

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn ntdieu suy luận rất theo thực tế tính chất công việc của BHXH, nhưng tôi cho rằng buộc khắc phục hậu quả hoàn toàn khác với xử phạt. Ở đây, do chậm đóng mà BHXH yêu cầu tổ chức, cá nhân chậm đóng phải trả lãi (tức là buộc khắc phục hậu quả theo như suy luận của bạn ntdieu) là yêu cầu dân sự, và mức tiền lãi ở tình huống đưa ra là căn cứ theo văn bản pháp luật về dân sự chứ không phải theo quyết định của BHXH. Còn xử phạt, rõ ràng rồi, nó là vụ việc hành chính, BHXH Việt Nam không có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #328015   12/06/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Theo tôi thì bạn nhcvc11 nên đọc kỹ nghị định 86/2010 và nghị định thay thế 95/2013.

    "buộc khắc phục hậu quả" chính là 1 hình thức phạt đã được quy định trong nghị định 86/2010 (nay đã được thay thế bằng nghị định 95/2013) chứ không phải là yêu cầu dân sự. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bổ sung theo các nghị định này không phải là cơ quan BHXH. Tuy nhiên ngay cả những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt này cũng không có quyền đưa ra mức lãi suất mà bắt buộc phải theo "mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm"

     
    Báo quản trị |