Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ?

Chủ đề   RSS   
  • #615198 14/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 503 lần
    SMod

    Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ?

    Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh khá nguy hiểm ở người và dễ lây lan. Vậy những đường nào sẽ lây bệnh đậu mùa khỉ và có cách nào để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ ở người không?

    Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

    Theo khuyến cáo từ WHO Việt Nam, đậu mùa khỉ là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật, bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người và cũng có thể lây truyền từ người sang người. 

    Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da. Có thể kể đến một số trường hợp tiếp xúc như hôn, chạm, quan hệ tình dục, thâm nhập qua đường âm đạo hoặc hậu môn…

    Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ?

    Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Mpox (Đậu mùa khỉ) ở người ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-BYT ngày 29/2/2024 của Bộ Trưởng Bộ Y tế thì có các cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ như sau:

    (1) Phòng bệnh không đặc hiệu

    Các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm mpox bao gồm:

    - Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh mpox).

    - Tránh tiếp xúc trực tiếp với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm mpox như khăn trải giường, quần áo người bệnh.

    - Cách ly, điều trị người bệnh tại nhà hoặc cơ sở y tế tùy theo tình trạng bệnh.

    - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.

    - Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.

    (2) Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin

    Sử dụng vắc xin để phòng bệnh mpox cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

    (3) Phòng lây nhiễm tại các cơ sở điều trị

    Thực hiện nghiêm việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ và xác định. Tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với nhân viên y tế, người chăm sóc và người bệnh khác tại các cơ sở điều trị theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

    Theo đó, sẽ có các cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ là tránh tiếp xúc các nguồn bệnh, vắc xin hay cách ly… Dù là cách nào thì điều quan trọng nhất là ý thức phòng tránh bệnh của mỗi người để tạo nên một môi trường sạch sẽ và an toàn nhất.

    Khi nào người bệnh đậu mùa khỉ được ngưng cách ly và xuất viện?

    Cũng tại Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Mpox (Đậu mùa khỉ) ở người ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-BYT ngày 29/2/2024 có quy định bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong, đặc biệt trên nhóm người bị suy giảm miễn dịch nặng. Bệnh có vắc xin phòng bệnh.

    Theo đó, tiêu chuẩn kết thúc cách ly, xuất viện như sau:

    (1) Người bệnh không triệu chứng, triệu chứng nhẹ

    - Cách ly tối thiểu 14 ngày VÀ

    - Hết các triệu chứng lâm sàng (không xuất hiện tổn thương trên da mới tối thiểu 48 giờ và các tổn thương cũ đã đóng vẩy).

    (2) Người bệnh mức độ nặng và nguy kịch

    Sau khi đủ tiêu chuẩn hết cách ly như trên nếu người bệnh cần tiếp tục chăm sóc y tế do bệnh nền hoặc biến chứng chuyển điều trị theo chuyên khoa.

    Như vậy, người bệnh đậu mùa khỉ nhẹ nếu đã cách ly tối thiểu 14 ngày và đã hết các triệu chứng lâm sàn thì sẽ được ngưng cách ly và xuất viện. Đối với người bệnh nặng thì nếu đủ tiêu chuẩn cách ly mà cần tiếp tục chăm sóc thì sẽ được chuyển điều trị theo chuyên khoa.

     
    74 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận