Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Ghi nhận ca thứ 6 trên cả nước

Chủ đề   RSS   
  • #605844 04/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Ghi nhận ca thứ 6 trên cả nước

    Vừa qua, ngày 04/10, quận Tân Bình phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn và là ca đậu mùa khỉ thứ 5 được ghi nhận tại TP.HCM.

    Cụ thể, sáng ngày 04/10, đại diện Trung tâm Y tế quận Tân Bình cho biết đã ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn.

    Đây là ca đậu mùa khỉ thứ 5 được ghi nhận tại TP.HCM và đang được cách ly, điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM). Như vậy, hiện cả nước đã ghi nhận 6 ca đậu mùa khỉ.

    Theo đó, bệnh nhân này được hướng dẫn chủ động thông báo cho những người đã tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe 21 ngày tại nhà, cảnh báo khi có triệu chứng nghi ngờ báo ngay cho trạm y tế phường tại nơi cư trú và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn.

    Bên cạnh đó, người ở chung với bệnh nhân đã được hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ căn nhà, phòng và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.

    Những người tiếp xúc với bệnh nhân hiện sức khỏe bình thường, chưa ghi nhận dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ.

    Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định, Trung tâm Y tế quận Tân Bình sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trạng bệnh của bệnh nhân và những người tiếp xúc.

    Thông tin cần biết về bệnh đậu mùa khỉ: 

    (1) Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

    Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

    (2) Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

    Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng ở một số người khác các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

    Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần. Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn.

    Các tổn thương ngoài da có thể dao động từ một cho đến vài nghìn. Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy, và hình thành một lớp da mới.

    Người có các triệu chứng nghi của bệnh đậu mùa khỉ, hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh đậu khỉ mùa cần chủ động liên lạc hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

    (3) Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người như thế nào?

    Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục.

    Chúng ta vẫn chưa xác định được người bệnh có thể lây truyền bệnh trong bao lâu, nhưng nói chung, người bệnh được coi là vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới. 

    Môi trường sống có thể bị nhiễm vi rút bệnh đậu mùa khỉ. Ví dụ, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ, hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát/đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người khác chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ bị nhiễm bệnh.

    Chúng ta cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc vi rút từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này gọi là lây truyền qua vật trung gian (fomite). 

    Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí (aoresol) phạm vi gần. Chúng ta vẫn chưa hiểu hết cơ chế lây truyền qua không khí của bệnh đậu mùa khỉ, và vẫn cần nghiên cứu thêm.

    Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ người mang thai sang thai nhi, sau sinh qua tiếp xúc da với da, hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.  

    Mặc dù đã ghi nhận các ca bệnh không triệu chứng nhưng chúng ta vẫn chưa rõ liệu người bệnh không triệu chứng có làm lây bệnh hay không, hay bệnh có thể lây truyền qua các loại dịch khác của cơ thể hay không. Các mẫu DNA từ vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ đã được tìm thấy trong tinh dịch nhưng chúng ta vẫn chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo, nước ối, sữa mẹ hay máu không.

    Hiện các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu xem bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua việc trao đổi dịch thể trong và sau khi nhiễm bệnh có triệu chứng hay không.

    (4) Cần làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cho bản thân và người khác?

    Giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã mắc bệnh, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh. Thường xuyên làm sạch và khử trùng môi trường có thể bị nhiễm vi rút từ người mắc bệnh. Thường xuyên cập nhật thông tin về bệnh đậu mùa khỉ ở khu vực bạn sinh sống và trao đổi cởi mở với những người bạn tiếp xúc gần (đặc biệt là có quan hệ tình dục) về bất cứ triệu chứng nào bạn hoặc họ có. 

    Nếu bạn nghi ngờ bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần bảo vệ bản thân bằng cách tham khảo ý kiến bác sỹ và tự cách li với những người xung quanh cho tới khi được thăm khám và có kết quả xét nghiệm. Nếu bạn có khả năng mang bệnh hoặc đã khẳng định là mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần cách li với những người khác cho tới khi các mụn đóng vảy, vảy bong ra và hình thành lớp da mới.

    Làm như vậy, sẽ giúp ngăn chặn vi rút lây truyền sang những người khác. Tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cần cách ly tại nhà hay tại cơ sở y tế. Cho tới khi chúng ta hiểu hơn về cơ chế lây truyền qua dịch sinh dục, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 12 tuần sau khi đã khỏi bệnh.

     
    703 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (13/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận