Chào #0560a6; FONT-FAMILY: Arial; TEXT-DECORATION: none; text-underline: none">lahonghuy, theo quy định của Bộ luật dân sự:
Người thanh niên nếu thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, chưa có vợ, chồng, con thì cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên.
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Có lẽ thiệt hại gia đình bạn phải chịu không đáng kể về mặt vật chất để yêu cầu bồi thường? Vì chủ yếu là bạn cảm thấy khổ sở và không biết được điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người ít chăm sóc quản lý người thanh niên đó.
Trong trường hợp này dù không muốn, nhưng cũng cần sử dụng biện pháp trên để gia đình người thanh niên nhận thức trách nhiệm của họ đối với người thanh niên và cộng đồng.
Mặt khác, cùng là tình làng nghĩa xóm, nên người dân, cơ quan quản lý địa phương, cơ quan y tế cần ngồi lại để xác định bệnh tình người thanh niên đó đến đâu? Nên có phương pháp điều trị thế nào hiệu quả và thuận lợi cho gia đình ấy?
Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo là đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý hoặc gửi rại các cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc, quản lý.