Bày mâm cúng vía Thần Tài sao cho đúng? Thờ cúng Thần Tài có bị coi là mê tín dị đoan?

Chủ đề   RSS   
  • #608732 17/02/2024

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Bày mâm cúng vía Thần Tài sao cho đúng? Thờ cúng Thần Tài có bị coi là mê tín dị đoan?

    Đa số trong các gia đình ở miền Nam nước ta đều có bàn thờ Thổ địa – Thần Tài trong nhà. Và ngày mùng 10 tháng giêng tới đây là ngày Vía Thần Tài. Vậy ngày này bắt nguồn từ đâu? 
     
    Theo một sự tích của Trung Hoa  thì Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, do say quá nên Thần Tài bị rơi xuống trần gian, không may đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên.
     
    Mọi người thấy vậy liền lột sạch hết quần áo mũ nón của Thần Tài và đem đi bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.
     
    Do sống trên thiên đình quen rồi nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Thần Tài đi ăn xin thì gặp một nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn.
     
    Thần Tài được chủ quán cho ăn nên ông ra sức ăn rất nhiều đặc biệt là ông rất thích thịt heo vịt quay, điều kỳ lạ lúc này là khi ông vào quán này ăn thì không biết từ đâu khách kéo đến nườm nượp, người chủ quán thấy lạ nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.
     
    Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng từ hôm thần Tài đến ăn quán bên này thì khách bên đó lại chuyển hết qua quán bên này ăn.
     
    Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt.
     
    Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn nữa và lại thấy hao phí đồ ăn cho một người ăn mày không đáng nên người chủ quán liền đuổi ông đi.
     
    Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy Thần Tài bị chủ quán bên kia đuổi thì liền mời Thần Tài vào ăn, cũng như lúc trước, mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn quán này rất đông.
     
    Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông, vậy nên mới có câu "Thần Tài gõ cửa".
     
    Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài sựt nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời.
     
    Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới.
     
    Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Do đó cứ hàng năm, hàng tháng nhà nhà mọi người điều lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.
     
    Như vậy sự tích về Thần Tài được bắt nguồn từ Trung Hoa, vào khoảng nửa cuối thế kỷ 20 về sau, truyền thống thờ cúng Thổ địa trong văn hóa địa phương có thêm một yếu tố mới: Thần tài. Tín ngưỡng này theo bước chân lưu dân người Hoa đến Việt Nam, bén rễ đất lành ở các đô thị lớn trong vùng, tiêu biểu là TP. Hồ Chí Minh.
     
    Cùng với quá trình phát triển thương mại, dịch vụ trong môi trường đô thị, đặc biệt là giao thương qua cảng Sài Gòn, hình ảnh Thần tài lớn mạnh dần, đọng lại trong tâm thức văn hóa một bộ phận dân chúng. Thần tài đã được hai cộng đồng Việt, Hoa tích hợp vào tục thờ ông Địa sẵn có của người Việt địa phương, được phối thờ chung trong một tran thờ đặt trên đất theo thứ tự chủ nhà (ông Địa) ngồi bên trái của chính mình, khách (Thần tài) ngồi bên phải ông Địa.
     
    Như vậy cúng vía Thần tài ngày mùng 10 có bị coi là mê tín dị đoan?
     
    Mê tín dị đoan có thể hiểu là những niềm tin không có cơ sở, mang tính mù quáng, không có căn cứ khoa học dẫn đến những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật.
     
    Còn tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:
     
    Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
    Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
     
    Như vậy việc thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa du nhập vào miền Nam nước ta đã trở thành một phần tín ngưỡng thờ cúng dân gian, và việc này không bị coi là mê tín dị đoan. 
     
     
     
    Mâm cúng Thần Tài có những gì?
     
    Lễ cúng vía Thần Tài nên được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng. Trong đó, năm Giáp Thìn thì giờ đẹp để cúng là giờ Mão (5 - 7h); giờ Tỵ (9 - 11h); giờ Thân: 15 - 17h.
     
    Mâm cúng ngày Thần Tài thường có thịt quay và có thêm mâm cỗ “Tam Sên” gồm: 1 miếng thịt lợn luộc, trứng luộc và tôm hoặc cua luộc.
     
    Ngoài ra còn có thể thêm các lễ vật sau:
     
    - Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
     
    - Bát nhang: Đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
     
    - Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
     
    - 5 chén nước xếp hình chữ thập: Tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
     
    - 5 củ tỏi: Nên đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ. Tỏi mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
     
    - Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: Mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi, thường được các gia đình đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
     
    - Tượng Ông Cóc: Gia chủ nên đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc.
     
    Văn cúng vía Thần tài:
     
    Nam mô A Di Đà Phật!
     
    - Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
     
    - Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
     
    - Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
     
    - Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
     
    - Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
     
    Tín chủ con là…
     
    Ngụ tại…
     
     
    Hôm nay, ngày… tháng… năm…
     
    Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
     
    Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
     
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
     
    Nam mô A Di Đà Phật!

    (Tham khảo: sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hóa Thông tin)
     
    336 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    admin (19/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận