Bầu thành viên Hội đồng quản trị

Chủ đề   RSS   
  • #529019 26/09/2019

    hienmtdt

    Male
    Mầm

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:06/07/2011
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Bầu thành viên Hội đồng quản trị

    Kính chào Luật sư!

    Công ty tôi là Công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 83% vốn điều lệ, Chủ tịch HĐQT được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước. Vừa qua Công ty tôi vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2019 - 2014 để bầu thành viên HĐQT, BKS. Đại hội đã bầu 5 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS.

    Tuy nhiên tôi có một thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Khoản 5, Điều 13 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ thì:

    "5. Yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp về các vấn đề sau đây:

    b) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;

    d) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp."

    - Trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch HĐQT cũng là Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty không có văn bản xin ý kiến của Chủ sở hữu Công ty (UBND tỉnh) nhưng đã chỉ đạo bộ phận giúp việc tham mưu trình Đại hội cổ đông sửa đổi Điều lệ Công ty từ 02 người đại diện trước pháp luật thành 01 người đại diện trước pháp luật.

    - Tự ý giới thiệu người để bầu vào thành viên HĐQT, BKS không xin ý kiến của Chủ sở hữu, quyết định bầu với hình thức bầu dồn phiếu qua đó quyết định toàn bộ nội dung đại hội

    - Ký hợp đồng thuê Giám đốc Công ty đối với người đã nghỉ hưu không xin ý kiến của Chủ sở hữu.

    Xin hỏi Luật sư:

    - Kết quả Đại hội cổ đông như trên có hợp lệ không?

    - Nếu có ý kiến kiến nghị lên Chủ sở hữu thì phải giải quyết như thế nào?

    XIn trân trọng cảm ơn Luật sư!

     

     
    1410 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hienmtdt vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529026   26/09/2019

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    hienmtdt viết:

    Kính chào Luật sư!

    Công ty tôi là Công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 83% vốn điều lệ, Chủ tịch HĐQT được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước. Vừa qua Công ty tôi vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2019 - 2014 để bầu thành viên HĐQT, BKS. Đại hội đã bầu 5 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS.

    Tuy nhiên tôi có một thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Khoản 5, Điều 13 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ thì:

    "5. Yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp về các vấn đề sau đây:

    b) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;

    d) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp."

    - Trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch HĐQT cũng là Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty không có văn bản xin ý kiến của Chủ sở hữu Công ty (UBND tỉnh) nhưng đã chỉ đạo bộ phận giúp việc tham mưu trình Đại hội cổ đông sửa đổi Điều lệ Công ty từ 02 người đại diện trước pháp luật thành 01 người đại diện trước pháp luật.

    - Tự ý giới thiệu người để bầu vào thành viên HĐQT, BKS không xin ý kiến của Chủ sở hữu, quyết định bầu với hình thức bầu dồn phiếu qua đó quyết định toàn bộ nội dung đại hội

    - Ký hợp đồng thuê Giám đốc Công ty đối với người đã nghỉ hưu không xin ý kiến của Chủ sở hữu.

    Xin hỏi Luật sư:

    - Kết quả Đại hội cổ đông như trên có hợp lệ không?

    - Nếu có ý kiến kiến nghị lên Chủ sở hữu thì phải giải quyết như thế nào?

    XIn trân trọng cảm ơn Luật sư!

     

    Chào bạn!

    Về vấn đề bạn hỏi em tư vấn như sau:

    Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp không có khái niệm "người đại diện trước pháp luật".

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
  • #529103   27/09/2019

    hienmtdt
    hienmtdt

    Male
    Mầm

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:06/07/2011
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Cám ơn bạn!

    Ý mình là Người đại diện theo pháp luật

    ĐIều 13 Luật Doanh nghiệp có quy định đối với Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp

    Trước đây ĐIều lệ Công ty xây dựng có 02 người đại diện theo pháp luật đó là Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Công ty và đã được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Tại Đại hội cổ đông vừa qua, Chủ tịch HĐQT Công ty cững là người đại diện phàn vốn nhà nước sửa đổi Điều lệ công ty chỉ để 01 người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch HĐQT mà không báo cáo Chủ sử hữu theo quy định tại Khoản 5, Điều 13 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ.

    Tôi xin hỏi như thế có đúng không?

    Và việc bầu thành viên HĐQT, BKS mà chưa được Chủ sử hữu cho ý kiến thì có hợp lệ không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hienmtdt vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2019)