Bắt buộc phải tái chế bao bì thương phẩm khi đưa ra thị trường Việt Nam từ năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #609804 22/03/2024

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 84 lần


    Bắt buộc phải tái chế bao bì thương phẩm khi đưa ra thị trường Việt Nam từ năm 2024

    Từ năm 2024 các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện tái chế bắt buộc và phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc đối với bao bì thương phẩm của một số sản phẩm. Vậy đối tượng thực hiện và lộ trình cụ thể như thế nào? 

    Đối tượng và lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì 

    Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

    Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc.

    Bao bì phải tái chế là bao bì thương phẩm (gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của sản phẩm, hàng hóa sau đây:

    - Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

    - Mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

    - Thuốc theo quy định của pháp luật về dược;

    - Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y;

    - Chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế;

    - Xi măng.

    Lộ trình

    Nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo lộ trình sau đây:

    - Bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt; săm lốp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;

    - Sản phẩm điện, điện tử: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025;

    - Phương tiện giao thông: từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.

    Các đối tượng sau đây không phải thực hiện trách nhiệm tái chế

    Tại Khoản 3 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về các đối tượng sau đây không phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao gồm: 

    - Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

    Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.

    - Nhà sản xuất bao bì quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;

    - Nhà nhập khẩu bao bì quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.

    Quy cách tái chế bắt buộc 

    Tại Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn về tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc như sau:

    - Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm.

    Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

    - Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 3 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.

    - Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.

    - Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.

    - Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì sau 03 năm đầu tiên thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành trước ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo.

    - Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Quy cách bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. 

    Như vậy, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì thương phẩm phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc được quy định như trên kể từ năm 2024.

     
    974 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận