Chào Ms. Loan,
Cảm ơn Loan đã phản hồi. Hôm nay tôi trao đổi tiếp với bạn về dữ kiện bạn đưa ra. Các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho cuộc trao đổi này được hiểu là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng hợp pháp đối với tài sản mà người đó có được được pháp luật bảo vệ và được pháp luật trao một số quyền như đã nói để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi có sự xâm phạm, xâm hại tài sản từ người khác. Nói riêng về người chiếm hữu, chỉ có hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật mà "gian tình" thì mới không được pháp luật bảo vệ.
Về dữ kiện Loan đưa ra mà không nêu thời điểm xảy ra sự kiện, ý kiến của tôi sẽ dựa trên nền pháp lý hiện hành và theo các dữ kiện ngắn gọn này.
Trong dữ kiện nêu trên, người con chiếm dụng cái ao đã 38 năm (1973 - 2011) đến nay mà không có ai tranh chấp gì: hành vi chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Đến năm 2003, thời gian chiếm hữu đối với cái ao là tròn 30 năm, có đóng thuế đất cho nhà nước, có kê khai đất đai năm 1999 (?) là đủ điều kiện trở thành chủ sở hữu tài sản. Lẽ ra tại thời điểm này người con cần phải đi làm thủ tục xin cấp "giấy hồng"/"giấy đỏ" rồi. (Diện tích đất san lấp trên nền cái ao cùng thửa hay khác thửa với diện tích đất của cha mẹ người con?)
Đến giai đoạn người mẹ làm thủ tục cấp giấy hồng, gia đình họ trong đó có người con xin cấp luôn cho cả diện tích cái ao mà người con đã bỏ tiền riêng ra để san lấp, xây nhà trên đó. Như thế là coi như mặc nhiên người con đồng ý nhập tài sản của mình vào tài sản của cha mẹ. Mà cũng có thể nói người con cho cha mẹ khối nhà đất của mình.
Về quyền lợi của người con liên quan đến cái ao, đúng là về nguyên tắc, pháp luật bảo vệ người chiếm hữu hợp pháp như người con. Nhưng vì tài sản chiếm hữu là bất động sản nên người có tên trên giấy đỏ, giấy hồng mới là người được pháp luật bảo vệ.
Bây giờ, toàn bộ diện tích đất cùng với nhà ở trên đó được cấp giấy chứng nhận đã trở thành di sản thừa kế mà không có di chúc để lại (nếu người mẹ cũng đã qua đời). Quyền lợi của người con đối với diện tích cái ao, san lấp và xây nhà trước hết tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các người con khác. Nếu họ thừa nhận tài sản chiếm hữu là của người con thì khi khai nhận di sản thừa kế họ sẽ thể hiện sự thừa nhận này trên bản kê khai di sản thừa kế.
Bằng ngược lại, thì phân chia di sản theo pháp luật: chia đều khối tài sản đó cho hàng thừa kế thứ nhất. Nếu người con không chấp nhận chia đều thì có thể nhờ ủy ban cấp xã hòa giải xong rồi kiện ra tòa. Tại tòa, để bảo vệ quyền lợi cho mình, người con phải chứng minh được các vấn đề: thời điểm và thời hiệu chiếm hữu cái ao, không có tranh chấp suốt 30 năm chiếm hữu, tiền riêng của người con chi ra để san lấp, xây nhà, đóng thuế nhà đất, có kê khai nhà đất, v.v.
Việc chứng minh thành công ít ra có giá trị trong việc yêu cầu các người con khác hoàn trả giá trị miếng đất, tiền và công sức chi ra để san lấp cái ao và xây nhà trên đó nếu như tòa án không chấp nhận yêu cầu tách sổ của người con (vì vướng hạn mức đất được phép tách thửa, chẳng hạn).@
Cập nhật bởi quoctranllc ngày 25/08/2011 04:04:31 CH
Luật sư Trần Đình Bảo Quốc
(Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)
DĐ: 098 3600737
____________________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC
Head Office:
464 Lạc Long Quân
Phường 5, Quận 11
TP. Hồ Chí Minh
Tel: (+84 8) 3975 1734
Fax: (+84 8) 3975 5681
E-mail: quoctranpllc@gmail.com