Liên quan đến vụ việc đánh bảo vệ vì bị nhắc đeo khẩu trang. Cụ thể, vào sáng 30-3 bị cáo Huân chạy bộ thể dục không đeo khẩu trang nên bị bảo vệ khu dân cư Phú Mỹ, nhắc nhở, sau đó hai bên dẫn đến xô xác, mới đây HĐXX tuyên phạt bị cáo Huân 1 năm cải tạo không giam giữ về tội Chống người thi hành công vụ (theo điều 330 BLHS).
Vấn đề này không chỉ riêng mình mà nhiều người cũng thắc mắc là bảo vệ có phải là người thi hành công vụ hay không?
Quy định tại khoản 2, Điều 1, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì:
2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ được hiểu bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Hướng dẫn tại Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS.
Mặc dù đang trong thời gian dịch bệnh Covid-19, nhưng trong trường hợp này căn cứ vào những quy định trên theo quan điểm cá nhân mình bảo vệ không phải là người thi hành công vụ. Không biết các bạn có quan điểm như thế nào trong vụ này?
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 28/04/2020 03:58:58 CH