Bảo lưu quyền sở hữu - biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định pháp luật? (Phần 2)

Chủ đề   RSS   
  • #615983 04/09/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Bảo lưu quyền sở hữu - biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định pháp luật? (Phần 2)

    Quy định pháp luật về quyền đòi lại tài sản trong bảo lưu quyển sở hữu? Xác định quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản trong bảo lưu quyển sở hữu?

    Quyền đòi lại tài sản trong bảo lưu quyển sở hữu?

    Quyền đòi lại tài sản được quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    “Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

    Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

    Quy định này cho thấy, quyền đòi lại tài sản thuộc về bên bán khi bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Trong các giao dịch mua bán tài sản, không phải lúc nào các bên cũng có thể thanh toán toàn bộ ngay lập tức. Thay vào đó, họ có thể thỏa thuận về hình thức mua chậm trả dần. Trong trường hợp này, dù bên mua đã chiếm hữu và sử dụng tài sản mà chưa thanh toán hết tiền, bên bán vẫn giữ quyền sở hữu hợp pháp và có thể yêu cầu trả lại tài sản nếu bên mua không thanh toán đầy đủ.

    Với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, bên mua không cần phải giao tài sản bảo đảm cho bên bán ngay lập tức. Nếu bên mua không thanh toán theo thỏa thuận, bên bán có quyền đòi lại tài sản. Khi bên bán đòi lại tài sản, họ phải hoàn trả số tiền mà bên mua đã thanh toán trước đó, sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do việc sử dụng của bên mua. Hao mòn này phải là do sử dụng tài sản của bên mua, không phải hao mòn tự nhiên.

    Theo Điều 41, khoản 2 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, bên mua không phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản bảo lưu quyền sở hữu. Nếu tài sản bị mất hoặc hư hỏng, bên bán có quyền yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại tương đương với giá trị thiệt hại. Trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu, bên mua hoặc bên thứ ba có thể đầu tư vào tài sản, và quy định này được nêu rõ tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP.

    Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản trong bảo lưu quyển sở hữu?

    Điều 332 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Quyền đòi lại tài sản như sau:

    “Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

    1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

    2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu, bên bán là bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ từ bên mua. Tuy nhiên, pháp luật cũng đảm bảo quyền lợi cho bên mua bằng cách trao cho họ những quyền cơ bản. Cụ thể, Điều 333 Bộ luật Dân sự năm 2015 nói trên có ghi nhận: (i) Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu còn hiệu lực; (ii) Bên mua phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu, trừ khi có thỏa thuận khác.

    Điều này có nghĩa là, trong trường hợp mua tài sản theo hình thức trả dần, bên mua vẫn được quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản dù chưa thanh toán hết tiền. Bên bán chỉ có quyền kiểm soát việc bên mua tặng cho, trao đổi, hoặc bán tài sản chưa thanh toán đầy đủ. Quy định này cho phép bên mua hưởng hoa lợi và lợi tức từ tài sản, phù hợp với bản chất của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Nếu bên mua không được sử dụng tài sản cho đến khi thanh toán hết tiền, thì giao dịch sẽ quay về hình thức mua đứt bán đoạn.

    Ví dụ, nếu A mua xe ô tô của B theo hình thức trả dần và có thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu, A có thể cho thuê xe để thu lợi, khoản lợi này có thể được dùng để thanh toán phần còn thiếu cho B. Việc đầu tư vào tài sản phải phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP.

    Bên mua có quyền sử dụng tài sản mà không phụ thuộc vào ý chí của bên bán. Do đó, bên mua phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu. Nếu hết thời hạn bảo lưu mà bên mua không hoàn thành nghĩa vụ, họ phải bồi thường thiệt hại cho bên bán. Ngược lại, nếu bên mua hoàn thành nghĩa vụ, họ vẫn phải chịu rủi ro về tài sản trong quá trình sử dụng. Các bên có thể thỏa thuận khác về việc chịu rủi ro trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu.

    (Bài viết được tham khảo từ một số bài báo, công trình khoa học liên quan)

     
    96 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận