Bạo lực gia đình và quyền và nghĩa vụ nuôi con của mỗi bên.

Chủ đề   RSS   
  • #221312 21/10/2012

    ngochan_51ktdl1

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạo lực gia đình và quyền và nghĩa vụ nuôi con của mỗi bên.

    Kính chào luật sư !

    Cháu có hai vấn đề này mong nhờ luật sư tư vấn giúp cháu.

    1. Ba mẹ cháu kết hôn được 23 năm và có với nhau 2 mặt con là cháu và em gái. Nhưng từ năm 2011 trở về sau ba cháu có tình cảm với người phụ nữ khác bên ngoài nên về nhà thường xuyên kiếm cớ gây gổ, đánh đập mẹ cháu. Gần đây nhất là ngày 19/ 9 / 2012, ba cháu đánh mẹ cháu bị chấn thương ở vùng mắt và máu ra nhiều dẫn đến ngất xỉu phải đi cấp cứu. Nhưng nằm viện được 3 ngày thì mẹ cháu trốn viện về nhà do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không thể nằm viện lâu. Ngày 10/ 10/ 2012 ba cháu lại đánh mẹ và dọa sẽ giết mẹ cháu. Để đảm bảo cho tính mạng của mình, mẹ cháu có làm đơn gửi lên chính quyền thôn  để nhờ can thiệp. Họ nhận đơn khoảng 2 tuần rồi mở phiên hòa giải. Đến ngày hòa giải thì chú trưởng thôn và chú Công an viên lại nói là đơn mẹ cháu viết không đưa ra được bằng chứng và kết luận đó chỉ là xô xát, mâu thuẫn trong gia đình chứ không phải hành vi bạo lực và không giải quyết xác đáng sự việc. Đồng thời các bác của cháu lại yêu cầu mẹ cháu phải đưa ra bằng chứng, giấy tờ nhập viện để chứng minh ba cháu có đánh mẹ cháu trong khi chính họ lại là người chứng kiến cảnh mẹ cháu ngất đi và đi theo xe taxi để đưa mẹ cháu đi cấp cứu. Mẹ cháu chỉ muốn hòa giải với hy vọng cả hai vợ chồng sẽ hàn gắn lại để nuôi hai chị em cháu ăn học đến nơi đến chốn nhưng ba cháu nhất quyết không đồng ý và khăng khăng yêu cầu chính quyền thôn đưa đơn lên cấp trên để ba cháu có thể làm thủ tục ly hôn nhanh chóng  trước sự hòa giải của chính quyền thôn.

    Mẹ cháu chỉ có 2 tờ biên lai thu viện phí lúc ba đánh mẹ nhập viện, sự chứng kiến của cô y tá xã vì chính cô là người yêu cầu họ đưa mẹ cháu đi cấp cứu vì huyết áp lên đến 200, và cháu có chụp lại tấm ảnh cái áo dính đầy máu mà mẹ cháu mặc hôm bị đánh. Vậy thưa luật sư, với những vật chứng đó thì mẹ cháu có đủ cơ sở để kiện ba cháu về hành vi bạo lực gia đình chưa hay cần phải có thêm bằng chứng nào khác nữa, mong luật sư tư vấn giúp cháu.

    2. Cháu sinh năm 1991, theo luật Hôn nhân gia đình thì cháu đã trên 18 tuổi, nếu ba mẹ ly hôn thì ba mẹ cháu không có nghĩa vụ phải chu cấp cho cháu nữa. Cháu cũng có em gái, đến ngày 14/ 12/ 2012 cũng đã đủ 18 tuổi.  Vì cháu đang là sinh viên năm cuối, trong giai đoạn thực tập, làm báo cáo...không có thời gian để đi làm thêm nên còn phải phụ thuộc vào ba mẹ. Em cháu đang học lớp 12, sắp bước vào kỳ thi ĐH - CĐ. Mẹ cháu thì xưa nay chỉ ở nhà nội trợ trong gia đình, không có khả năng tạo ra thu nhập nhiều để lo cho hai chị em cháu.  Khi chị em cháu khóc năn nỉ ba suy nghĩ lại vì nếu ba mẹ ly hôn chị em cháu sẽ không thể tiếp tục đến trường thì ba cháu có nói là " không học được thì nghỉ ". Vậy nếu ba mẹ cháu ly hôn nhưng ba cháu không muốn chu cấp cho hai chị em cháu ăn học nữa thì tòa án có biện pháp nào để ba cháu thực hiện nghĩa vụ làm cha của mình không thưa luật sư ?

     

     
    3930 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #221566   23/10/2012
    Được đánh dấu trả lời

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Với những bằng chứng mà bạn có thì chưa thể khẳng định có hành vi bạo lực gia đình hay không. Tuy nhiên, bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an để học xác minh, điều tra mới có cơ sở kết luận. Tuy nhiên, bạn lưu ý khi tố cáo thì phải có bằng chứng và tỷ lệ thương tật thì mới có thể xử lý hành vi cố ý gây thương tích. Việc bạo hành gia đình nếu có trong trường hợp này sẽ bị xử lý hành chính. Vấn đề là bạn hoặc mẹ bạn phải thu thập bằng chứng về việc này. Có nhiều cách để chứng minh: Nhờ người làm chứng, ghi âm, ghi hình, nhờ đòan thể như hội phụ nữ can thiệp khi xảy ra chuyện,..

    2. Nếu cha mẹ bạn ly hôn thì người không nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi con đủ 18 tuổi.

    Thân chào.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lvhoan vì bài viết hữu ích
    ngochan_51ktdl1 (25/10/2012)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com