Trong cuộc sống thường ngày, hai từ bảo lãnh và bảo lĩnh được dùng như nhau, chẳng qua là do cách phát âm khác nhau của từng vùng miền.
Nhưng về mặt pháp luật, hai từ này lại là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Sau đây là bảng so sánh một vài tiêu chí của 2 từ này:
TIÊU CHÍ
|
BẢO LÃNH |
BẢO LĨNH |
Quan hệ pháp luật áp dụng |
Chỉ có trong quan hệ pháp luật dân sự |
Chỉ có trong tố tụng hình sự |
Khái niệm |
Là “biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, theo đó người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. |
Là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. |
Điều luật quy định |
Được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 tại:
- Hình thức bảo lãnh (Điều 362)
- Phạm vi bảo lãnh (Điều 363)
- Thù lao (Điều 364)
- Trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh (Điều 365)
- Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (Điều 366)
- Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh (Điều 367)
- Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Điều 368)
- Xử lý tài sản của bên bảo lãnh (Điều 369)
- Hủy bỏ việc bảo lãnh (Điều 370)
- Chấm dứt việc bảo lãnh (Điều 371).
|
Điều 92 BLTTHS 2003
|
Như vậy, sự khác nhau giữa bảo lãnh với bảo lĩnh trong pháp luật là khác về bản chất chứ không chỉ khác về cách phát âm. … Thiết nghĩ chúng ta nên chú ý hơn, nhất là các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng, luật sư thì càng phải nói và viết chính xác theo đúng quy định.
Cập nhật bởi eyestorm ngày 01/04/2016 08:05:14 CH
Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !