Bảo hộ nhãn hiệu là âm thanh, mùi vị

Chủ đề   RSS   
  • #433698 16/08/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 122 lần


    Bảo hộ nhãn hiệu là âm thanh, mùi vị

    Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (SHTT) quy định nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, phạm vi được bảo hộ hãn hiệu chỉ bao gồm những "dấu hiệu nhìn thấy được". 

    Khác với Luật SHTT Việt Nam, TPP quy định việc bảo hộ nhãn hiệu đối với cả âm thanh và mùi vị. Cụ thể, Điều 18.18 TPP quy định: Không Bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy là điều kiện để đăng ký nhãn hiệu, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh. Ngoài ra, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi”.

    Theo đó, TPP quy định dấu hiệu “nghe thấy” chắc chắn phải được đăng ký là nhãn hiệu và dấu hiệu “ngửi thấy” có thể được đăng ký là nhãn hiệu. Thực tế, trên thế giới đã có nhiều quốc gia quy định về nhãn hiệu không nhìn thấy (Non-visible), bao gồm: Nhãn hiệu âm thanh (Sound marks); Nhãn hiệu mùi (Olfactory marks); Nhãn hiệu vị (Taste marks). Đây không phải là quy định mới trong pháp luật của nhiều quốc gia cũng như một số điều ước quốc tế. Các trường hợp bảo hộ trên thực tế có thể kể ra như: 

     Nhãn hiệu mùi vị “mùi thơm tươi mát của nước hoa Plumeria” dùng cho chỉ may và thêu ren được công nhận bảo hộ ở Mỹ vào năm 1990

    âm thanh được đăng ký là nhãn hiệu âm thanh cho điện thoại Nokia (Nhãn hiệu số 001040955 của Cộng đồng Châu Âu.)

     Mùi của cỏ vừa mới cắt cũng được đăng ký là nhãn hiệu mùi cho bóng tennis – Dữ liệu từ vụ việc R 156/1998-2 của Cộng đồng Châu Âu. 

    Như vậy, để đảm bảo sự tương thích pháp luật khi Việt Nam trở thành thành viên của TPP, có lẽ các quy định của pháp luật về SHTT tại Việt Nam cần được xem xét sửa đổi, bổ sung. 

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    13798 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #436199   18/09/2016

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Khi gia nhập hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam là các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ. Cho đến nay, khi Việt Nam đã ký kết hiệp định TPP, vẫn còn những ý kiến và tranh luận xung quanh việc thực thi các điều khoản về sở hữu trí tuệ trong TPP.

    Một trong những ý kiến cũng như tranh luận về các điều khoản về sở hữu trí tuệ trong TPP là việc mở rộng phạm vi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, cụ thể là nhãn hiệu hàng hóa đăng ký sẽ không chỉ dừng lại ở mức là nhãn hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc (sau đây gọi là “Nhãn hiệu truyền thống”), mà còn được mở rộng cho phép đăng ký các nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi hương (sau đây gọi là “Nhãn hiệu phi truyền thống”).       

    Vì Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, tính đến nay, chưa có quy định nào liên quan đến xem xét và đăng ký Nhãn hiệu phi truyền thống, bài viết sau đây của Luật Gia Phát đề cập đến việc xét nghiệm và đăng ký Nhãn hiệu phi truyền thống theo quy định của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ (“USPTO”) như một cách nhìn nhận về các Nhãn hiệu phi truyền thống này.

    Theo luật Nhãn hiệu Liên bang Hoa Kỳ, nhãn hiệu phi truyền thống bao gồm nhãn hiệu màu sắc, hình ba chiều, hình động,  vị trí,  âm thanh, mùi & xúc giác. Tuy nhiên, vì trong điều khoản của TPP và Việt Nam đã ký kết chỉ đề cập đến nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi hương, bài viết chỉ xin đề cập đến hai loại Nhãn hiệu phi truyền thống này.

    Khi người nộp đơn đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu phi truyền thống như âm thanh hoặc mùi, thẩm định viên nhãn hiệu phải cân nhắc hai điều kiện riêng biệt sau

    Điều kiện đầu tiên là tính năng: Dấu hiệu xin đăng ký là một tổng thể, hay chỉ là một đặc điểm có tính chức năng? Nếu dấu hiệu này chỉ là một đặc điểm có tính chức năng thì sẽ không được đăng ký bảo hộ như một nhãn hiệu.

    Điều kiện thứ 2 là khả năng phân biệt: Nếu dấu hiệu này không có tính chất chức năng, nó có tính phân biệt không? Cụ thể là bản chất có khả năng tự phân biệt? và đạt được khả năng phân biệt?

    Cụ thể hơn đối với từng loại nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, cách thẩm định của USPTO như sau:

    1.  Nhãn hiệu âm thanh

    Nhãn hiệu âm thanh chỉ ra và phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua âm thanh thay vì thông qua kênh hình ảnh. Ví dụ về nhãn hiệu âm thanh có thể kể đến: Một loạt các âm hoặc các nốt nhạc, có hoặc không có từ; Từ ngữ với nhạc đi kèm.

    Giống như tất cả các Nhãn hiệu phi truyền thống có thể được bảo hộ, nhãn hiệu âm thanh không thể có tính chức năng và về bản chất phải có khả năng tự phân biệt hoặc phải đạt được khả năng phân biệt.

    Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu âm thanh như sau:

    - Yêu cầu bản vẽ không áp dụng đối với nhãn hiệu âm nhạc.

    - Tuy nhiên, nếu một nhãn hiệu chứa âm nhạc hoặc từ ngữ kèm âm nhạc, người nộp đơn phải nộp bản nhạc để lưu lại như bản mô tả nhãn hiệu HOẶC như một mẫu vật.

    - Để minh họa rằng nhãn hiệu âm thanh thực sự chỉ dẫn và phân biệt các dịch vụ và chỉ dẫn nguồn gốc của chúng, mẫu vật nên chứa một phần đầy đủ về nội dung âm thanh để thể hiện bản chất của nhãn hiệu.

    2.Nhãn hiệu mùi

    Nhãn hiệu mùi có thể là hương, mùi thực tế của sản phẩm hoặc có thể là hương, mùi được sử dụng cho các dịch vụ. Giống như tất cả các Nhãn hiệu phi truyền thống có thể được bảo hộ, nhãn hiệu mùi không thể có tính chức năng và về bản chất phải có khả năng tự phân biệt hoặc phải đạt được khả năng phân biệt.

    Đánh giá đặc biệt về nhãn hiệu mùi:

    - Không yêu cầu nộp bản vẽ đối với nhãn hiệu mùi.   Thay vào đó, người nộp đơn cung cấp bản mô tả nhãn hiệu.

    - Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu bao gồm mùi hương và cả những thành phần nhìn thấy được khác, thì người nộp đơn được yêu cầu nộp bản vẽ có mô tả những thành phần nhìn thấy được đó.

       Ví dụ: Đơn quốc gia số 2463044 - “Mùi anh đào” sử dụng cho sản phẩm “dầu nhờn tổng hợp cho xe phân khối lớn và xe dã ngoại” .

     
    Báo quản trị |  
  • #483563   28/01/2018

    Nhãn hiệu âm thanh, mùi vị hiện  nay vẫn chưa công nhận tại Việt Nam, tuy nhiên để quy định bảo vệ nhãn hiệu âm thanh, mùi vị rất khó, nhất là cách để xác định như thế nào được công nhận là nhãn hiệu, ai là chủ sở hữu, ai là tác giả; các hành vi thế nào thì mới bị xem là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và nhất là cách thực hiện nó trên thực tế

     
    Báo quản trị |  
  • #483574   28/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Âm thanh thì nghe có vẻ là hợp lý hơn vì nó mang tính định lượng có thể làm căn cứ để chứng minh, hơn nữa khi đăng kí có thể cơ quan có thể lưu trữ, hơn nữa âm thanh có thể mô tả bằng văn bản. Còn việc mùi hương thì mang tính định tính nên khó có thể chấp nhận là đối tưởng để Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ.
     
    Mong rằng sau này có sự phát triển hơn để mọi thứ được Pháp luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ!
     
    Báo quản trị |