Bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #4987 04/08/2009

    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng

    CHỦ ĐỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG



    Xin chào luật sư Lê Văn Thành,

    Xin được đặt câu hỏi như sau:

    Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng được bảo hiểm rủi ro như thế nào ? Khi xảy ra trường hợp ngân hàng không có khả năng chi trả thì cơ quan bảo hiểm chi trả ra sao ?

    Ví dụ:  Tổ gửi tại ngân hàng A ba sổ tiềt kiệm có cùng một người đứng tên:

    - Một sổ trị giá 50 triệu,

    - Một sổ trị giá 70 triệu

    - Một sổ trị giá 100 triệu

     Như vậy khi xảy ra rủi ro thì tôi sẽ được bồi thường ra sao:

    1/ Được bồi thường đầy đủ cả 03 sổ theo trị giá đã gửi.

    2/ Mỗi một người đứng tên nhiều sổ thì chỉ được bồi thường chỉ được một sổ theo giá trị quy định.

    Xin cám ơn

    Đỉnh Điền

     
    38132 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4988   04/08/2009

    lshailong
    lshailong
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2009
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 1630
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 24 lần


    Bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng

    Chào anh

    Có lẽ khi quyết định gửi tiền tại ngân hàng anh đã được NH giải thích, hướng dẫn về đê kỹ các điều khoản cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên nếu gặp rủi ro rồi.


    Vì vậy, tốt nhất anh tới ngân hàng nơi gửi tiền để được hướng dẫn cụ thể. Trường hợp họ không giải đáp thỏa đáng thì anh liên hệ vơí luật sư

    Trân trọng




    TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI LONG

    Địa chỉ: 222 ngõ Quỳnh - Quỳnh Lôi - Hai Bà Trưng - Hà Nội

    Email: vplshailong09@gmail.com

    Website: www.vplshailong.com

    Tel: 043 6254783

    Fax: 043 6254784

    Mobile: 0904 123516

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lshailong vì bài viết hữu ích
    dinhdien (16/04/2012)
  • #48989   06/04/2010

    nguyenhoanganh98
    nguyenhoanganh98

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Kính chào luật sư,

    Trường hợp họ giải đáp "thỏa đáng" (nhiệt tình) nhưng "sai, nhầm" (vô tình hoặc cố tình) làm thiệt hại khách hàng thì sao ạ? Tôi nghĩ rằng đây là trang thông tin bổ ích và lí thú.

    Nhân chủ để này, tôi thử khảo sát vấn đề trên thì nhận được 2 phản hồi khác hẳn nhau và khá tự tin của nhân viên ngân hàng:

    + Bảo hiểm không quá 50M cho mỗi chủ tài khỏan.

    + Bảo hiểm không quá 50M cho mỗi sổ tiết kiệm $0 $0Như vậy chắc chắn 1 trong 2 phải sai, vậy sai lầm dẫn đến thiệt hại kinh tế thì ai bồi thường? Lỗi tại khách hàng không đọc quy định (nhưng nếu đọc, thì cần gì hỏi)...

    Mong luật sư giải thích chi tiết, xin cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoanganh98 vì bài viết hữu ích
    dinhdien (16/04/2012)
  • #53853   20/06/2010

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Xin cám ơn nguyenhoanganh 98,

    Như vậy  thì quá thiệt thòi cho người gửi tiền, bởi vì:

    1/- Sổ tiết kiệm gửi 1 tỷ chỉ được bảo hiểm 50 triệu.

    2/- Một chủ tài khoản chỉ được bảo hiểm 50 triệu

    Rất mong luật sư và nguyenhoanganh98 cho biết thêm thôngtin.

    Xin cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #53886   21/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">nguyenhoanganh98!


    Hai phản hồi mà bạn nhận được từ nhân viên ngân hàng mà ban cho rằng là "khác hẳn nhau" thực ra chẳng có gì khác nhau và cũng chẳng phải "chắc chắn 1 trong 2 phải sai".

    Thực tế nó phải được hiểu như sau: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ chi trả mức tối đa là 50 triệu đồng cho một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

    Như vậy nếu bạn gửi số tiền 1 tỷ đồng vào một Ngân hàng (có tham gia bảo hiểm tiền gửi) bằng một só tiết kiệm hay nhiều sổ tiết kiệm thì khi xảy ra rủi ro, bạn cũng chỉ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả mức tối đa là 50 triệu đồng.


    Chào #0072bc;">dinhdien
    !


    Bạn nói rằng "như vậy thì quá thiệt thòi cho người gửi tiền" là chưa chính xác. Bởi có phải nếu bạn gửi Ngân hàng 1 tỷ đồng mà khi rủi ro, Bảo hiểm tiền gửi chi trả cho bạn 50 triệu đồng thì bạn sẽ bị mất đi số tiền còn lại là 950 triệu đồng đâu, mà nó sẽ được dùng tài sản của Ngân hàng (tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi) để chi trả cho bạn.


    Cơ sở pháp lý cho vấn đề hai bạn quan tâm được quy định tại điểm 29 mục VI Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP.

    MỤC VI. CHI TRẢ CHO NGƯỜI GỬI TIỀN ĐƯỢC BẢO HIỂM

    29. Mức tiền tối đa mà một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả là 50 triệu đồng (gồm cả gốc và lãi) và được xác định như sau:

    a) Toàn bộ số dư các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân hoặc một tổ chức đủ tiêu chuẩn được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được cộng gộp lại để xác định số tiền chi trả bảo hiểm tiền gửi;

    b) Khoản tiền gửi được bảo hiểm của các đồng chủ tài khoản (bao gồm: nhiều cá nhân, một hoặc nhiều cá nhân và tổ chức, nhiều tổ chức) được coi là khoản tiền gửi của một người gửi tiền và mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tối đa (cả gốc và lãi) là 50 triệu đồng, sẽ được chia theo tỷ lệ bằng nhau cho các đồng chủ tài khoản (trừ trường hợp các đồng chủ tài khoản có các cam kết và thoả thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật về sử dụng tài khoản).

    Nếu một trong các đồng chủ tài khoản nêu trên có các khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì các khoản tiền đó sẽ được cộng với phần được chi trả bảo hiểm theo tài khoản đồng sở hữu để xác định mức chi trả bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân đó;

    c) Người gửi tiền có tổng số tiền gửi được bảo hiểm (gồm cả gốc và lãi) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bằng hoặc nhỏ hơn 50 triệu đồng sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả toàn bộ số tiền gửi. Người gửi tiền có tổng số tiền gửi được bảo hiểm (gồm cả gốc và lãi) lớn hơn 50 triệu đồng thì phần vượt trên 50 triệu đồng sẽ được trả trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với quy định của pháp luật về giải thể, phá sản;

    d) Trường hợp người gửi tiền có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, số tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền đó sẽ là số tiền chênh lệch giữa số tiền gửi và số tiền mà người gửi tiền còn nợ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

    Thân chào!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    dinhdien (16/04/2012)
  • #72292   08/12/2010

    nguyenhoanganh98
    nguyenhoanganh98

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn BachThanhDC đã trích dẫn được văn bản, vì luật sư Long mới chỉ gợi ý đến hỏi nhân viên ngân hàng mà không chỉ dẫn điều khoản. 

    Một lần nữa tôi khẳng định nhân viên ngân hàng ban đầu là do thiếu hiểu biết, nhưng sau đó là cố tình giải thích sai cho khách hàng. 


    Cụ thể, tôi đã nói rõ: không phải một, mà là mỗi. Nhấn mạnh chữ mỗi. Nhân viên ngân hàng nói mỗi sổ được bảo hiểm không quá 50 triệu đồng, Vì vậy, tôi liền xé lẻ 500 triệu đồng thành 10 sổ. Đề phòng rủi ro, mức tối đa sẽ là 500 triệu (mỗi sổ tối đa là 50 triệu mà). Lúc cả khách và nhân viên đều mệt mỏi vì thay vì 1 giao dịch, sẽ phải ký giấy thành 10 giao dịch!!!


    Vì vất vả, nhân viên mới ỏn ẻn: nói ra cái điều mà BachThanhDC trích dẫn. Khi đó tôi lại hỏi sâu hơn, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả không quá 50 triệu sau khi cộng tất cả số tiền gửi của tôi tại ngân hàng chị, hay tất cả các ngân hàng? Em nhân viên không còn ỏn ẻn nữa, mà bối rối, hứa sẽ tìm hiểu. Nhưng rồi cũng hóa bùn, không trả lời được! Tại sao nhỉ? Tôi rất không hài lòng với cách làm việc thiếu chuyên nghiệp ấy. 


    Trên sổ tiết kiệm ghi dòng chữ đỏ chót: sổ tiết kiệm được bảo hiểm tiền gửi tối đa 50 triệu đồng. Câu đó là tuyệt đối đúng (vì nó có kèm theo chữ tối đa 50 triệu, chứ không phải là chữ đúng 50 triệu). Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn biết cụ thể hơn, thì phải cấp thông tin đúng. Không thể nhầm được. Vì nhầm gắn với tiền bạc, thì không thể gọi là nhầm. 



    Trên phương diện website luật, tôi muốn đề cập khía cạnh sau: khi nhân viên tư vấn sai, làm tổn hại lợi ích kinh tế, thì sẽ giải quyết thế nào? (những việc này thường rất khó đưa ra bằng chứng, chả lẽ lúc nào cũng kè kè máy quay phim chụp hình như điều tra viên?)
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoanganh98 vì bài viết hữu ích
    dinhdien (16/04/2012)
  • #114681   30/06/2011

    lichenzing
    lichenzing

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Về chủ đề " Bảo hiểm tiền gửi" tại Ngân hàng, tôi xin có ý kiến riêng như sau:

    Tất cả các Ngân hàng hay gọi cách khác là tổ chức tín dụng (TCTD), khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có huy động tiền Việt Nam đồng đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nghĩa là tất cả các khách hàng gửi tiền tại TCTD đó đều được Bảo hiểm tiền gửi  (BHTG) chi trả, hoàn tiền khi TCTD đó mẩt khả năng chi trả (có thể hiểu là phá sản, giải thể).

    Việc nhân viên ngân hàng giải thích không chính xác là do họ không tìm hiểu kỹ về quy định của BHTG, dẫn đến tư vấn lệch lạc.

    Khi bạn gửi tiền ở bất cứ một TCTD nào, bạn không phải lo lắng về việc nên gửi bao nhiêu tiền hay nên tách thành bao nhiêu sổ để được nhận bảo hiểm. BHTG sẽ chi trả ngay cho bạn 50 triệu đồng khi TCTD chính thức tuyên bố phá sản, giải thể. Sau khi tịch biên và thanh lý tài sản, phần tiền còn lại của bạn sẽ được BHTG thanh toán nốt.

    Có thể bạn nghĩ việc chờ đợi thanh toán sẽ làm bạn mất thời gian, tiền của không sinh lời. Tuy nhiên, bạn nên yên tâm rằng hoạt động của BHTG là nhằm đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hoạt động  tài chính, ngân hàng. Họ giám sát số liệu và  hoạt động của mỗi ngân hàng hàng ngày.

    Vì vậy, để một ngân hàng đổ vỡ, phải đền bù, bảo hiểm là một vấn đề rất hiếm và ít xảy ra.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lichenzing vì bài viết hữu ích
    dinhdien (16/04/2012)
  • #114710   30/06/2011

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    30/6/2011

    Xin cám ơn giải thích cặn kẻ của bạn.
     
    Xin được hỏi thêm: Sau khi tịch biên và thanh lý tài sản, ngân hàng không còn đủ khả năng để thanh toán số tiền cá nhân đã gửi thì ai sẽ thanh toán số tiền này còn lại. Xin cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #114755   30/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào dinhdien,
        Ngân hàng về hình thức pháp lý là một loại doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần. Theo nguyên tắc về trách nhiệm tài sản của công ty cổ phần trong hoạt động kinh doanh là chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.
        Do vậy, nếu ngân hàng không còn đủ khả năng thanh toán tiền cho anh nữa thì chính anh sẽ là người chịu rủi ro về khoản tiền đó. 
        Lâu lắm rồi tôi mới đọc lại luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. Vấn đề bảo hiểm trong hoạt động ngân hàng có khác trước khá nhiều. Trước đây, nhà nước quy định các tổ chức tín dụng đều phải mua bảo hiểm bắt buộc cho chính hoạt động của tổ chức mình (mà người ta gọi là tái bảo hiểm). Việc tái bảo hiểm này đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, nhà nước quy định tái bảo hiểm nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng đều phải có một tỉ lệ dự trữ bắt buộc nào đó. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc này nhằm đảm bảo cho khả năng chịu trách nhiệm về tài sản trong hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng bao gồm hoạt động cho vay, do vậy, nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc này không đủ để thanh toán thì người ta còn có thể thu hồi các khoản cho vay để thanh toán cho người gửi tiền mà. Thông thường, các ngân hàng chỉ phá sản khi mà tất cả các doanh nghiệp vay tiền của nó đều đứng trên bờ vực của việc phá sản.
        Nói chung với các quy định của pháp luật hiện nay, thì việc một ngân hàng phá sản là vô cùng hiếm. Nên anh cứ yên tâm mà giao dịch, không đến nỗi sợ lắm đâu ạ.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    dinhdien (16/04/2012)
  • #114904   01/07/2011

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Xin cám ơn bạn chaulevan,

    Các giải thích của bạn và các bạn trước đó làm tôi hiểu rỏ hơn và có thể yên tâm khi gửi tiết kiệm số tiền ít ỏi của mình.

    Một lần nữa xin cám ơn các bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #178418   14/04/2012

    lichenzing
    lichenzing

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn dinhdien thân mến!

    Một ngân hàng khi đã tham gia vào hoạt động tài chính, phải chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam...

    Như quy định hiện nay, khi Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, nếu không tự khắc phục sẽ bị khống chế tỷ lệ dư nợ tín dụng, tức là không được cho vay. Việc xếp hạng tín dụng này bắt buộc các ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh lâu dài, hiệu quả. Do khả năng thua lỗ và phá sản của ngân hàng thường bắt nguồn từ việc đầu tư tín dụng nên khống chế tỷ lệ dư nợ tín dụng là một việc làm hữu ích buộc các ngân hàng có trách nhiệm với đồng vốn huy động từ dân cư.

    Khi ngân hàng bị phá sản, Ngân hàng nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ tham gia vào quá trình giải thể và tịch biên tài sản. Tài sản này sẽ được chi trả cho người gửi tiền. Chắc chắn là ngân hàng không đủ khả năng chi trả cho người gửi tiền mới dẫn đến phá sản. Khi ấy, việc hoàn trả đủ các khoản nợ cho người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đứng ra hoàn tất.

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có chức năng đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hoạt động  tài chính, ngân hàng trên đất nước Việt Nam. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trụ sở tại tòa nhà Capital Tower - 109 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Bạn có thể truy cập trang web  http://div.gov.vn để tìm hiểu và an tâm gửi tiền.

    Chào bạn.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lichenzing vì bài viết hữu ích
    dinhdien (16/04/2012)