Bao giờ muối bớt đắng?

Chủ đề   RSS   
  • #493383 01/06/2018

    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Bao giờ muối bớt đắng?

    Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng biển "mặn chát" của miền Trung - Bình Định thân thương. Với đặc thù ấy, mà người dân nơi tôi có cái nghề dân dã - làm muối. 12h trưa, cái nắng bắt đầu lên đỉnh điểm, với những ai chưa từng, khi đặt chân tới, thậm chí bản thân tôi sống từ nhỏ, nhưng vẫn cảm nhận như bị "rang" lên cùng với sự rít mặn bốc lên từ ruộng muối. Lạ thay, diêm dân vẫn nợ nụ cười trên khuôn mặt lớp lớp mồ hôi khô thành muối trắng xóa. Không có nghề gì phụ thuộc vào thiên nhiên như nghề muối, bởi vậy, cuộc đời diêm dân mặn chát thậm chí đắng ngắt như cái nghề họ vẫn đang làm. Có ai từng nghe "muối đắng"? Vô lý không? Bởi, chỉ nghe "muối" người ta nghĩ ngày đến "mặn". Nhưng hãy trải nghiệm một ngày trên cánh đồng muối, nhìn những con người "thích nắng, sợ mưa" làm việc, mọi người sẽ thấu hiểu tại sao muối... đắng.

    Những diêm dân quê tôi, bao đời này vẫn trung thành với lối sản xuất muối thủ công truyền thống, cơ sở hạ tầng nghề muối chẳng được đầu tư, muốn đưa những hạt muối từ ruộng muối, diêm dân phải gồng vách vất vả. Hy vọng Nghị định 52/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6 quy định một số nội dung chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề, để diêm dân quê tôi "bớt đắng".

    Theo đó, tại Khoản 1 Điều 6 quy định hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống bao gồm các giấy tờ sau:

    - Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;

    - Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).

    Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;

    - Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

    Theo Khoản 4 Điều này, UBND cấp huyện lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống theo tiêu chí và trình UBND cấp tỉnh xét công nhận. Trong vòng 30 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn và ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống.

     

     

     
    5631 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoangyennhi196 vì bài viết hữu ích
    sunshine19 (31/01/2019) Phong_96 (27/06/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #495054   26/06/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Những người nông dân, diêm dân cuộc sống gắn chặt và phụ thuộc vào nắng mưa của trời vẫn luôn là những người vất vả nhất. Thay vì được ở nhà nghỉ ngơi vào những trưa hè 42 độ thì lại là thời điểm diêm dân tật bật làm việc nhưng thu nhập lại chẳng được là bao. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (27/12/2018)
  • #510972   27/12/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    maucuamua viết:

    Những người nông dân, diêm dân cuộc sống gắn chặt và phụ thuộc vào nắng mưa của trời vẫn luôn là những người vất vả nhất. Thay vì được ở nhà nghỉ ngơi vào những trưa hè 42 độ thì lại là thời điểm diêm dân tật bật làm việc nhưng thu nhập lại chẳng được là bao. 

    Mình đồng ý với bạn về vấn đề này, người nông dân chúng ta mãi mãi là những người khổ nhất, công việc bấp bênh, lại thường bị thiên nhiên đe dọa, với chính sách này thì người nông dẫn sẽ có được phần nào có được thương hiệu, đôi khi chính vì nó mà có thể thu hút được khách du lịch, phát triển thêm một ngành nghề mới.

     
    Báo quản trị |  
  • #497696   24/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Nỗi niềm của người nông dân âm ỉ mãi là thế, bởi trong xã hội hiện đại thì cái cũ dần dần được phá bỏ và tiếp thu những tiến bộ mới, những nền khoa học mới và hẳn là cũng thay đổi thói quen của hầu hết những con người được sinh ra và lớn lên trong thời kì này. Muối mặn của biển là công sức của người nông dân bao ngày nhưng nó chẳng đủ để nuôi sống họ, bởi vị đắng của sự đổi thay.

     
    Báo quản trị |  
  • #497998   28/07/2018

    Mình cảm ơn bài viết sâu sắc của bạn. Đọc bài viết mà mình muốn rớt nước mắt vì sự cực khổ của dân miền Trung. Mình mong /nghị định này sẽ mang lại cuộc sống cho nhân dân miền trung bớt cực khổ hơn trước cái nắng cháy chói chang của thồi tiết. Đồng thời tạo ra hướng đi mới cho nền kinh tế của tỉnh nhà.

     
    Báo quản trị |  
  • #498000   28/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Nông dân khổ sở đủ điều. Được mùa thì mất giá, được giá mất mùa, còn nghề làm muối thì chọn cái thời điểm nắng gắt nhất, thời điểm mọi người "tấp" vào quán cafe máy lạnh, hay đóng kín cửa bật điều hòa thì những người ông dân làm nghề muối phải tất bật tận dụng nắng trời, nhưng thu nhập được là bao. Mong nhà nước sẽ ngày càng có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tất cả những người nông dân không chỉ riêng với nông dân làm nghề muối.

     
    Báo quản trị |  
  • #498100   29/07/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thực tế hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thì nghề làm muối thủ công lại khá khó mà tồn tại, luôn có những điệp khúc mất mùa thì rớt giá khi muối chất trắng ruộng, nhưng không tiêu thụ được. Từ bao đời nay nghề làm muối vốn đã cực nhọc trăm bề, có nguy cơ lỗ nặng, khiến diêm dân đau đáu nỗi lo. Lượng muối tồn nhiều cộng thêm các chủ trương xây dựng các nhà máy chế biến muối chất lượng cao lại chưa có, đắp chiếu. Phải có chính sách tháo gỡ và tạo điều kiện về vốn để giúp diêm dân an tâm sản xuất, tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển bền vững nghề làm muối tại địa phương.

    Đối với những vùng sản xuất muối thủ công thì gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất với việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm giảm đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của thời tiết, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trên đơn vị diện tích. Đồng thời giải quyết việc làm ổn định cho diêm dân, tăng tỷ lệ muối qua chế biến và bảo đảm an toàn thực phẩm.

     
    Báo quản trị |  
  • #498199   30/07/2018

    Bài viết này rất hay. hay cả về câu từ cũng như ý nghĩa của nó. Đúng là để làm được những hạt muối người nông dân đã chẳng hề dễ dàng. Đắng ở đây không chỉ bởi những giọt mồ hôi, công sức mà còn đắng về giá của nó nữa. Nó rẻ quá, bèo quá chẳng bù nổi những nhọc nhằn, vất vả mà người nông dân đã làm ra nó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thuyulaw vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (27/12/2018)
  • #510974   27/12/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Thuyulaw viết:

    Bài viết này rất hay. hay cả về câu từ cũng như ý nghĩa của nó. Đúng là để làm được những hạt muối người nông dân đã chẳng hề dễ dàng. Đắng ở đây không chỉ bởi những giọt mồ hôi, công sức mà còn đắng về giá của nó nữa. Nó rẻ quá, bèo quá chẳng bù nổi những nhọc nhằn, vất vả mà người nông dân đã làm ra nó.

    Với mọi người muối thì mặn nhưng với người nông dân muối nó rất đắng, đắng ở đây là đắng lòng vì nó quá rẻ, không bù lại những công sức mà người nông dân đã bỏ ra. Đối với mình nếu nhà nước có thêm nhiều chính sách để phát triển nghề diêm nghiệp này thì chắc người dẫn sẽ đỡ khổ hơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #498255   31/07/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Hồi xưa, quê mình hay có mấy cô từ vùng làm muối tới để bán muối; mấy cô ấy hay bê một cái thúng đầy muối và đi rao từng nhà. Thời đó lâu lắm rồi, hình như bây giờ có quy định pháp luật điều chỉnh cũng với những chính sách ưu tiên hỗ trợ nên đời sống diễm dân bớt khổ cực hơn xưa, bằng chứng là giờ không thấy ai đi rao bán muối như xưa nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #498322   31/07/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Dù biết nghề muối là nghề cực khổ nhưng thu nhập khong cao, vẫn nghĩ là cần thiết có có chế hỗ trợ nhưng ngay chính người dân làm muối cũng cần có sự thay đổi, liên kết và đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng muối. Bởi hiện nay đa phần không sử dụng muối thô.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498375   31/07/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Làm muối là một trong những nghề vất vả nhưng thu nhập lại chẳng được bao nhiêu. Chưa kể đến chuyện làm nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, được hay mất đều do ông trời quyết định. Vậy nên hi vọng nhà nước có những chính sách phù hợp để khuyển khích, giúp đỡ diêm dân, nếu không mấy chốc sẽ chẳng còn bao nhiêu người chịu được khổ cực để đi theo cái nghề làm muối truyền thống này.

     
    Báo quản trị |  
  • #498450   31/07/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Thật sự tôi nghĩ nhà nước nên tìm cách quản lý lại các sản phẩm mang tính chất địa phương như thế này. Để dân giàu nước mạnh thì phải quan tâm ngay chính người nông dân và về phía nông nghiệp. Thương nghiệp hay thủ công nghiệp chúng ta chạy mãi nhưng không thêt theo kịp các nước phát triển thì tại sao những thứ chúng ta sẵn có lại bị bỏ bê.

     
    Báo quản trị |  
  • #510913   27/12/2018

    Đọc xong bài viết mà rớt nước mắt vì thương cảm cho bà con nông dân làm muối vất vả đủ đường. Nếu làm được mùa thì bị mất giá, còn nếu được giá thì không có thành phẩm để bán. Tuy nhiên, theo mình người dân làm muối có thể nghĩ ra việc chế biến muối ra nhiều loại khác nhau, như vậy giá thành bán ra vừa cao hơn mà lại dễ bán hơn. Ví dụ như chế biến muối tôm, muối ớt chẳng hạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510959   27/12/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thực lòng mà nói thì rất khó có thể diễn tả được nỗi vất vả của những ngư dân bởi khi họ phải lênh đênh cùng con sóng, phải làm việc quần quật nhiều ngày liền với nắng, gió và sóng dữ, bên cạnh những lần được nhiều tôm cá, có những chuyến tàu, thuyền cập bến cùng tiếng thở dài của ngư dân. Với họ đó là chuyện thường tình khi bám biển để mưu sinh.

    Quả thực, những ngư dân đi biển bên cạnh nỗi lo cơm áo thường nhật thì họ còn có trăm thứ phải lo: lo thời tiết mưa bão, lo không tìm được luồng cá, lo tàu khác đâm va phải, thậm chí là sự uy hiếp của tàu lạ và phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nghề đi biển là vậy, luôn ẩn chứa những bất trắc phía trước, nhưng những ngư dân vẫn ngày đêm bám biển, xem biển cả là nhà và nhiều người khi đã tuổi già vẫn ra biển xem những chuyến thuyền ngược xuôi, gợi nhớ một thời trai tráng tung hoành sóng gió với những mùa đánh bắt bội thu.

    Thật thương cho những con người nơi, các quy định mới, các chính sách mới hi vọng sẽ giúp hoặc ít nhất là có lợi cho những con người suốt ngày luôn ở đầu sóng ngọn gió.

     
    Báo quản trị |  
  • #510979   27/12/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Nghề muối là nghề truyền thống của những người dân miền biển, khi công nghệ và khoa học kỹ thuật phát triển thì việc áp dụng vào tất cả các ngành nghề để giảm thiểu sức lao động của con người. Việc áp dụng công nghệ vào nghề diêm nghiệp thì con người đã giảm đi phần nhiều công việc tay chân, việc làm muối ko còn phải dùng sức người nhiều nữa, máy móc đã thay thế toàn bộ. Nghề muối mình thấy ở các vùng duyên hải nam trung bộ, muối thô đã chát thành đống và không ai mua, muối thô đã ko còn đc ưa chuộng và làm người dân diêm khốn đốn

     
    Báo quản trị |  
  • #510988   27/12/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình tìm hiểu để làm ra được hạt muối, mỗi vụ diêm dân phải đầu tư khá nhiều công sức, tiền bạc. Chỉ tính riêng việc tu sửa đồng ruộng gồm làm lại sân phơi, ô chạt, cát giống… chi phí bỏ ra đã khoảng 2 triệu đồng/sào. Hiện nay với giá muối mua tại ruộng là 1.500 - 1.800 đồng/kg, tính ra cả ngày làm quần quật trên cánh đồng, cật lực lắm mỗi người cũng chỉ thu được từ 100.000 - 120.000 đồng nên nhiều người đã bỏ đồng ruộng đi làm nghề khác. Hy vọng với chính sách mới này có thể góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương, cải thiện được đời sống của bà con diêm dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #510996   28/12/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    người ta thường nói nghề nào cũng có cái khổ riêng, công nhân xây dựng thì sợ tai nạn lao động, nghề nông nghiệp thì sợ sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt còn đối với ngành diêm nghiệp thì khỏi phải bàn vì họ phải phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #513215   30/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đọc bài của bạn mình thấy thật thương những người miền trung. Mình cũng sinh và lớn lên tại mảnh đất Quảng Ngãi mình biết như thế nào là những ngày nắng như lửa đốt, mưa dầm. Nơi đây chưa kể đất khô khằn khó trồng trọt, người nông dân thì bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm từng đồng tiền từ những công việc đồng án. Bởi vậy mỗi nghề điều có cái khổ riêng, pháp luật thì luôn thay đổi, chỉ mong sao những người dân chất phát có thể tiếp xúc được với luật nhiều hơn để có thể tránh được những điều đáng tiếc xảy ra

     
    Báo quản trị |  
  • #513221   30/01/2019

    Đất nước ta hiện này vẫn còn là một nước nông nghiệp, mặc dù nhà nước đã có phần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng nông nghiệp vẫn là chủ đạo. Do đó, các sản phẩm xuất phát từ nhà nông hay các sản phẩm địa phương nên được khuyến khích cũng như đầu tư phát triển và sản xuất muối nên được nằm trong số đó. Lâu lâu đọc các bài phóng sự từ ti-vi nó về việc mất mùa hay thời tiết không tốt mà nông dân bị thất thu. Do đó, nhà nước cần để mắt, quan tâm, đầu tư hơn để người dân không còn phải khốn đốn nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #513241   30/01/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Đối với những ngành nghề thủ công như làm diêm, mây tre đan, làm gốm... thì công sức người lao động bỏ ra rất nhiều còn lợi nhuận mang lại thì cũng không hề cao. Chính vì vậy, những chính sách do nhà nước ban hành nêu trên phần nào giúp đỡ người dân một phần để họ có thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống hằng ngày của mình. Mong rằng Nghị định này sẽ được thực thi hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo.

     
    Báo quản trị |