Hiện nay, tình trạng các tranh chấp liên quan đến đất đai do nhờ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là việc nhờ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa cá nhân ở nước ngoài với cá nhân ở trong nước ngày càng có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm của các bên khi phát sinh tranh chấp.
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, việc một người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xác định người đó là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất đó.
Theo quy định của pháp luật thì đây là giấy tờ không buộc phải công chứng. Tuy nhiên để xem xét hiệu lực pháp lý còn cần phải căn cứ vào các yếu tố khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."
Và khi khởi kiện thì có thể dùng giấy này như một căn cứ để chứng minh để đòi lại số tiền đã đưa để mua đất.