Bàn về tội không tố giác tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #454855 28/05/2017

    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Bàn về tội không tố giác tội phạm

    Trong  phiên hội nghị góp ý về dự án sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự 2015, các đại biểu đã tranh luận về trách nhiệm tố giác tội phạm của Luật sư. 

    Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN Đỗ Ngọc Th đặt vấn đề: ”Nếu luật sư tố giác tội phạm thì chính thân chủ đó có mời luật sư nữa không? Xã hội có tẩy chay nghề luật sư không khi chưa bảo vệ được gì đã tố giác? (Nguồn Vietnamnet) 

    Ở đây có rất nhiều ý kiến trái chiều về trách nhiệm của một người công dân và đạo đức nghề luật. Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi là một luật sư thì phải thực hiện trách nhiệm của một công dân. Những ý kiến khác lại bảo vệ quan điểm luật sư được miễn trừ trách nhiệm vì không tố giác tội phạm, chỉ trừ trường hợp các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia và tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Còn các bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? 

    Nhân đây, chúng ta cũng tìm hiểu về các quy định về "Tội không tố giác tội phạm" trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định thế nào nhé.

    Thế nào là không tố giác tội phạm?

    Điều 22 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau: 

    "Điều 22. Không tố giác tội phạm

    1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

    2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này."

     

    Ngoài ra, Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 314 như sau:

    "Điều 314. Tội không tố giác tội phạm

    1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."

     

    Như vậy, có thể thấy ở Bộ luật hình sự 1999 các nhà làm luật chỉ loại trừ trách nhiệm hình sự cho trường hợp ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không đề cập cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với trường hợp không tố giác tội phạm đối với người bào chữa.

    Tuy nhiên, đến với Bộ luật hình sự 2015 lại có quy định như sau: 

    "Điều 19. Không tố giác tội phạm

    ....

    3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này."

    Luật luật sư quy định nghĩa vụ của luật sư là dùng biện pháp hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng. Gỉa sử nếu luật sư phải tố giác tội phạm, liệu thân chủ có tin tưởng để kể sự thật cho Luật sư của mình? Nhưng dưới tư cách là một người công dân, phát hiện thân chủ phạm tội mà không tố giác, ngoài ra còn phải bảo vệ thân chủ liệu có chiến thắng được Tòa án lương tâm? 

    Theo quan điểm riêng của mình, trong trường hợp như vậy, khi Luật sư phát hiện ra thân chủ mình phạm tội thì có quyền không tố giác là hợp lý. Tuy nhiên, Luật sư nên bằng kỹ năng nghề nghiệp của mình để bào chữa cho thân chủ mình được áp dụng những mức giảm nhẹ trong mức của chính tội phạm đó chứ không phải đổi trắng thay đen, có tội thành không tội. Tuy nhiên, trên thực tế đó không phải là điều dễ dàng, vì khách hàng luôn muốn Luật sự của mình phải bào chữa cho mình để phải chịu trách nhiệm hình sự ở mức nhẹ nhất có thể, thậm chí là vô tội. Qủa thực thật khó cho các vị Luật sư của chúng ta. 

    Cập nhật bởi thuytrang95 ngày 28/05/2017 07:18:53 CH
     
    6000 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (28/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454871   28/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Tội che giấu tội phạm thông qua các hình thức xóa dấu vết, vật chứng... đây là các hành vi mang tính chủ động cao, và nếu loại trừ trách nhiệm hình sự hoàn toàn cho các đối tượng này (dù là ruột thịt) thì sẽ gây rất nhiều khó khăn, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến bế tắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo tôi đối với loại tội phạm này thì vẫn xử mạnh tay, chứ không tội phạm sẽ dựa vào yếu tố này để ung dung thực hiện hành vi phạm tội này.
     

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #454895   28/05/2017

    Người bào chữa là luật sư chịu chi phối của nhiều yếu tố. Tham gia bào chữa, luật sư chịu trách nhiệm ràng buộc nặng nề. Luật sư tố giác thân chủ có thể vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, có thể vi phạm quyền con người của bị can, bị cáo; trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, phản bội lại niềm tin của bị can, bị cáo; trái với thiên chức của luật sư là gỡ tội. Luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can với ý nghĩa mục đích là gỡ tội cho thân chủ. Với ý nghĩa, mục đích như vậy thì luật sư không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác hành vi phạm tội của thân chủ là hoàn toàn hợp lý. Nếu quy định luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự vì không tố giác thân chủ thì trái với mục đích ý nghĩa của việc bào chữa, đồng thời mối quan hệ luật sư – thân chủ sẽ đổ vỡ và rất có thể họ lại thuê luật sư khác hoặc tự bào chữa. Việc bị can, bị cáo tự bào chữa là điều chúng ta cần hạn chế để hạn chế oan sai. Nếu không miễn trách nhiệm hình sự cho luật sư trong việc không tố cáo tội phạm thân chủ thì thực tế cũng khó thực thi vì việc này chỉ có 2 bên biết . Ngoài ra quy định như dự thảo sẽ tạo ra sự cởi mỡ hơn giữa bị cáo với luật sư, nên luật sư biết rõ bản chất vụ việc sẽ bào chữa tốt nhất. Quy định này có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Quy định này có thể khiến nhiều người hoang mang không muốn hành nghề luật sư.

    Cái quan trọng nhất không phải vì quyền của luật sư mà ở đây chúng ta cần tính tới việc luật sư tham gia các vụ án hình sự sẽ góp phần vào việc bảo vệ công lý, tạo lập niềm tin của thân chủ cũng như của cộng đồng xã hội vào nghề luật sư

    Như vậy theo ý kiến của tôi là nên bỏ quy định tại khoản 3 Điều 19. Không tố giác tội phạm (sửa đổi) (dự thảo BLHS” Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện”

     
    Báo quản trị |  
  • #454899   28/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Che dấu tội phạm khác với không tố giác tội phạm. Không tố giác tội phạm là biết người khác phạm tội mà không tố giác với cơ quan chức năng, chứ không có hành vi xóa dấu vết để che dấu hành vi phạm tội. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #454912   28/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Bản thân cấu thành tội không tố giác tội phạm vẫn còn nhiều kẽ hở. Đơn cử như định nghĩa thế nào là "biết rõ"? Ví dụ anh A nghe anh B đồn anh C giết người, biết tường tận qua lời kể anh B mà không tố giác, rồi sau đó điều tra quả thật là thế, thì A có phạm tội không?

    Xét về trường hợp giữa luật sư và thân chủ, thì mình xin bổ sung một số quy định sau:

     

    "Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

              Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. 

    Quy tắc 3. Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng

              Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư."

    QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ  ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc)

    Các bạn thấy sao về quy định này? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    thuytrang95 (28/05/2017)