Bàn luận về “Dữ liệu điện tử” trong Hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #501362 02/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 84 lần


    Bàn luận về “Dữ liệu điện tử” trong Hình sự

    So với Bộ luật Tố Tụng hình sự (BLTTHS) 2003 thì BLTTHS 2015 đã có những bước chuyển mình lớn về chứng cứ và chứng minh, trong đó, việc bổ sung một số nguồn chứng cứ mới, đặc biệt đối với nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử là một bước tiến vượt bậc, phù hợp với tình hình tội phạm máy tính đang diễn biến vô cùng phức tạp. Tuy nhiên những quy định về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử cũng như cách thức thu thập bí mật dữ liệu điện tử vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, không rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình áp dụng, cần được bổ sung và hoàn thiện.

    Về việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử

    Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử nhưng tại khoản 1 của Điều luật này lại quy định “phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ …”“trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó …”. Qua quy định này dường như nhà làm luật đang đồng nhất hai khái niệm “thu thập phương tiện điện tử” và “thu giữ phương tiện điện tử”. Đã vậy, Điều 197 lại tiếp tục quy định về việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử. Quy định lòng vòng này thật sự thiếu logic và gây khó hiểu cho người nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật. Thiết nghĩ, chỉ đặt ra vấn đề thu thập đối với dữ liệu điện tử vì dữ liệu điện tử mới là một nguồn chứng cứ, còn phương tiện điện tử chỉ là nơi mà dữ liệu điện tử được thu nhập. Nghĩa là sau khi khám xét dữ liệu điện tử với những căn cứ đã được trình bày phía trên thì mới thu thập dữ liệu điện tử để tìm chứng cứ, và nếu dữ liệu điện tử được lưu trữ trong phương tiện điện tử thì mới đặt ra vấn đề có thu giữ phương tiện điện tử đó hay không. Do đó, cần tách quy định về thu giữ phương tiện điện tử tại Điều 107 BLTTHS 2015 để nhập chung vào quy định tại Điều 197 (Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử), đồng thời đổi tên điều luật tại Điều 107 BLTTHS thành “Thu thập dữ diệu điện tử” thay vì là “Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử” như quy định tại BLTTHS 2015.

    Về cách thức thu thập bí mật dữ liệu điện tử

    BLTTHS 2015 đã chính thức thừa nhận biện pháp thu thập bí mật dữ liệu điện tử như một biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Tuy nhiên các quy định này chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các thủ tục cần thiết trước khi tiến hành mà không quy định thủ thuật pháp lý sau khi tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này. Các thông tin, tài liệu thu thập được sẽ được bảo quản, lưu trữ như thế nào, có giống như việc bảo quản, lưu trữ các loại nguồn chứng cứ thông thường hay không. Thiết nghĩ vấn đề này cần được quy định chặt chẽ bởi nó có liên hệ đến quyền con người, quyền công dân về quyền được đảm bảo bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Gỉa sử các thông tin, tài liệu sau khi được thu thập bằng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng ngay mà dẫn đến việc phát tán ra bên ngoài thì xem như đã xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân.

    Bên cạnh đó, thiết nghĩ cần bổ sung thêm trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại được đề nghị áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt với chính mình để thu thập chứng cứ. Ví dụ, đối với vụ án bắt cóc trẻ em, người cha hoặc người mẹ nên được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghe lén điện thoại của chính họ để thu thập thông tin về kẻ bắt cóc qua những lần chúng liên lạc, ra giá, tống tiền. Đề nghị này phải được chấp nhận để quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được tiến hành đúng thời điểm, đúng đối tượng nhằm thu thập được nguồn chứng cứ trực tiếp để chứng minh tội phạm. Hiện nay, theo quy định của BLTTHS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng các biện pháp này một cách giới hạn với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền hoặc tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thế nên, thiết nghĩ việc chấp nhận yêu cầu đề nghị áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là cần thiết.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 03/09/2018 02:42:15 CH Sửa link văn bản
     
    3679 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận