Ban hành văn bản trái pháp luật: Có xử lý người có thẩm quyền ban hành?

Chủ đề   RSS   
  • #564440 04/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 535 lần


    Ban hành văn bản trái pháp luật: Có xử lý người có thẩm quyền ban hành?

    Ban hành văn bản quy phạm tría pháp luật

    Ban hành văn bản QPPL trái pháp luật - Ảnh minh họa

    Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn bị Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra sau khi ban hành một Quyết định trái pháp luật. Mỗi văn bản được ban hành trái pháp luật có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy cho một bộ phận không nhỏ người dân, tuy nhiên tình trạng này được giải quyết như thế nào?

    >>> Quyết định trái luật của UBND tỉnh Lạng Sơn

    Thứ nhất, những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Những hành vi này được quy định tại Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, bao gồm:

    -  Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

    -  Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục.

    - Quy định thủ tục hành chính trong những văn bản mà Luật này không cho phép quy định.

    (Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021, hành vi này được sửa đổi:

    “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”)

    Thứ hai, trên cơ sở xác định những hành vi vi phạm này, việc xử lý văn bản trái pháp luật như sau:

    Đối với đơn vị đã ban hành:

    Theo Điều 112 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của chính cơ quan đã ban hành ra văn bản trái pháp luật bao gồm:

    - Lập hồ sơ kiểm tra văn bản

    - Báo cáo ngay kết quả kiểm tra văn bản với cơ quan, người đã ban hành văn bản đó để xem xét, xử lý theo quy định (trong báo cáo gồm (1) Đề xuất hướng xử lý, thời hạn xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra nếu có và (2) Xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản.)

    Đối với các cấp có thẩm quyền: (tại Mục 3 Chương 7 Nghị định 34)          

    - Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản

    - Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản

    (Điều 130 Nghị định 34)

    Thứ ba, cần làm rõ trách nhiệm bên cạnh việc xử lý công chức

    Những hình thức xử lý nêu trên chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các văn bản trái pháp luật, tuy nhiên trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản lại không được quy định rõ ràng.

    Hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản QPPL được coi là một nhiệm vụ của công chức, là hoạt động công vụ. Như vậy ban hành văn bản trái pháp luật cũng là vi phạm nghĩa vụ công chức trong thi hành công vụ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008, do vậy, có thể áp dụng trình tự, thủ tục và các biện pháp kỷ luật của Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức.

    Điều 134 Nghị định 34 cũng có quy định về trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân trong trường hợp này:

    “a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;

    b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”

    Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, nếu sai phạm trong việc ban hành văn bản gây ra thiệt hại cho đối tượng khác thì người có trách nhiệm phải bồi thường, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm như “lợi dụng chức vụ, quyền hạn’ thì phải xử lý hình sự.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 05/12/2020 08:45:54 SA
     
    6511 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (04/12/2020) yuanping (04/12/2020) ThanhLongLS (04/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận