Xin được tiếp lời chủ topic về vấn đề phổ biến kiến thức pháp luật cho mọi người dân:
Các cơ quan hành pháp thường nêu rõ quan điểm về nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức phải hiểu biết pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, sai luật, phạm luật đương nhiên phải chịu trách nhiệm và bị xử lý. Nhưng rõ ràng vấn đề "tuyên truyền, phổ biến pháp luật" còn rất nhiều bất cập, hiệu quả không cao và phát sinh nhiều hệ lụy tạo thành gánh nặng cho xã hội.
Khi "Luật chỉ dành cho người biết luật" thì người thực thi pháp luật tùy tiện (thường được núp bóng dưới hình thức "linh hoạt") áp dụng sinh ra hiện tượng "làm luật" tràn lan, hệ quả là thay vi biết luật, người dân lại tin vào người hành pháp như kiểu tư duy đứng trên vai người khổng lồ nhưng không phải để phát triển mà để xong việc nhanh gọn, lẹ và có thêm một mối quan hệ tốt để nhờ vả về sau thay vì dựa vào mình và hiểu biết về phát luật để sống đúng đắn, văn minh hơn, đó là sự lệch lạc trong nhận thức và hành động của đại đa số khiến cho xã hội ta khó phát triển.
Và một sự thất bất công khi luật chỉ dành cho người biết luật, những người sống theo pháp luật, làm theo pháp luật thì thường không "không đúng quy hoạch", "không đúng quy định" và ... đa phần kết quả là không được, để rồi đổi lại, họ học được nhiều bài học cay đắng nhưng quý giá về cách sống, là quan hệ và cách làm hiệu quả hơn bằng cách làm ngược lại, theo chuẩn tắc xưa nay: Liều ăn nhiều, có gan làm giàu, mặc dù cái giá phải tra là vi phạm, là xử lý, là phải cầu lụy nhờ vả, chung chi nhưng tính ra vẫn có lợi, thế đấy.
Xã hội vẫn vận động từng ngày, trật tự xã hội không bị đảo lộn đó là ổn định, ổn định là phát triển, có phát triển nghĩa là mọi thứ đều đúng đắn và chắc chắn xã hội sẽ không đúng đắn như vậy, không phát triển ổn định như vậy nếu không có hệ thống pháp luật được tuyên truyền sâu rộng, kịp thời.
Không phải cầu toàn, nhưng muốn xây dựng một xã hội pháp quyền mà mỗi người dân không hiểu biết pháp luật, không được cập nhật kịp thời (cho dù họ không thực hiện theo pháp luật và bị pháp luật xử lý thích đáng). Đừng đổ lỗi cho người dân, cũng đừng quy trách nhiệm cho họ, muốn xây dựng lý tưởng, muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp thì hãy trách mình trước khi trách người, cố gắng làm hết trách nhiệm của mình, đầy đủ nghĩa vụ của mình, rồi đáng giá lại, duy trì, điều chỉnh và cải tiến để đảm bảo một mục tiêu duy nhất là phụng sự Tổ Quốc, là phục vụ nhân dân.
Cuối cùng, nếu luật pháp được xây dựng, được thực thi không phải để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, phục vụ nhân dân vì sự phát triển của con người và xã hội thì không nên làm luật để làm gì cả.