Mình nhiều lần đi chợ, mua 1 kg thức ăn ở tiệm này mang qua tiệm khác cân chỉ còn 0,8 gam. Cái cảm giác mỗi lần như vậy ức chế không tả được.
Hành vi cân thiếu, cân điêu diễn ra khá nhỏ lẻ ở một số gian hàng trong các chợ. Nhưng lại diễn ra rất phổ biến ở những sạp hàng rong như trái cây, rau củ quả,… dọc các con đường. Thường thì người mua không có cân tiêu chuẩn để kiểm chứng nên rất khó phát giác hành vi gian dối của những người bán hàng này. Nhưng nếu như phát hiện thì cũng chỉ đến mức cãi nhau rồi thỏa thuận bớt tiền, trả hàng,… là người mua hàng cũng bỏ qua. Chứ không ai tố cáo hành vi này đến cơ quan chức năng cả.
Theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP thì nếu có hành vi cố ý tác động, thay thế cấu trúc của phương tiện đo dẫn đến sai lệch thì sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng:
Điều 8. Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cố tình tác động hoặc thay thế cấu trúc của phương tiện đo làm sai lệch phương tiện đo hoặc làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
|
Còn nếu không tác động đến cân mà chỉ có hành vi cân gian thì theo khoản 2 Điều 14 Nghị định này sẽ bị xử phạt tùy theo mức lợi nhuận thu được:
Điều 14. Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2
2. Mức phạt tiền đối với vi phạm về phép đo trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
|
Còn nếu có hành vi đáp ứng các dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý theo Điều 198 Bộ luật hình sự:
Điều 198. Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
Người dân không mặn mà với việc tố cáo các hành vi sai phạm. Cơ quan chức năng không mặn mà với việc thanh tra, xử lý vi phạm. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc chế tài của pháp luật là có, nhưng thực tế số vụ vi phạm bị đưa ra xử lý không đáng bao nhiêu. Từ đó gây thiệt hại và mất lòng tin cho người tiêu dùng, ảnh hưởng bất lợi cho cả những người kinh doanh chân chính.
Cập nhật bởi PhamCina ngày 28/09/2017 10:08:38 SA
Cập nhật bởi PhamCina ngày 28/09/2017 10:03:35 SA
Cập nhật bởi PhamCina ngày 28/09/2017 08:25:36 SA