Những ngày gần đâ dư luận xôn xao bàn tán rất nhiều về sự việc cô giáo bắt các bạn trong lớp cùng nhau tát vào mặt một học sinh tổng cộng 230 cái tát. Mọi chuyện chưa đến hồi kết khi hôm nay dự luận lại dậy sóng với hành động "lấy khẩu cung" của Ban Giám hiệu nhà trường đối với các em học sinh trong lớp. Mình sẽ không bàn đến tính đúng sai của cô giáo ngay lúc này, mọi chuyện có pháp luật phân xử và hạ hồi sẽ rõ. Mình chỉ để ý đến hành động "lấy lời khai" của Ban giám hiệu nhà trường. Đây là một hành động mang tính "đặc thù", mà không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thẩm quyền thực hiện.
19 câu hỏi được BGH nhà trường đặt ra dành cho các em học sinh trong lớp, để các em cung cấp "lời khai" bao gồm:
1. Cô T quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N có nói tục không?
7. Khi tát bạn N có khóc không?
8. Sau khi tát má bạn N có đỏ không?
9. Cô T vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
12. Cô T tát bạn N mấy cái?
13. Sau khi tát bạn N có bị chảy máu không?
14. Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không?
15. Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn?
16. Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý?
17. Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không?
18. Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N?
19. Sau khi tát bạn N có ở lại học không?
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những người có thẩm quyền lấy lời khai bao gồm là Tòa Án, cụ thể là Thẩm phán;
Trong tố tụng hình sự, những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lấy lời khai bao gồm:
- Bộ đội biên phòng;
- Hải quan;
- Kiểm lâm;
- Cảnh sát biển;
- Kiểm ngư;
- Cục trưởng, Trưởng phòng của các cơ quan an ninh và các cá nhân được phân công nhiệm vụ;
- Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị của các cơ quan Cảnh sát và các cá nhân được phân công nhiệm vụ;
- Trong Quân đội: Giám thị trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
- Điều tra viên;
- Kiểm sát viên
- Kiểm tra viên
- Người giám định;
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
Luật tố tụng hành chính 2015;
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật hiện hành không có quy định nào về thẩm quyền lấy lời khai của ban Giám hiệu nhà trường đối với các em học sinh. Hành động của BGH không chỉ gây nên dư luận xấu trong xã hội mà còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đối với với accs quy định hiện hành.