Bản di chúc không có công chứng có hiệu lực không?

Chủ đề   RSS   
  • #450269 24/03/2017

    Minhhai92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bản di chúc không có công chứng có hiệu lực không?

    Chào các Anh/ Chị!
    - Hiện tại mình có 1 bản di chúc do ông Ngoại để lại. Di chúc được lập từ tháng 11 năm 2002. 
    + Gia đình gồm 11 người con, trong di chúc có nêu rõ khi ông Ngoại tôi mất. Tài sản là ngôi nhà hiện tại sẽ được bán, 1/3 số tiền bán được sẽ xây nhà thờ, 1/3 còn lại sẽ được chia đều cho 09 người con có tên trong di chúc,.Nhưng bản di chúc này không có công chứng, chỉ được xác nhận từ các hộ địa phương lân cận và có chữ ký của 09 người con .vậy bản di chúc có hiệu lực hay không ? Những người làm chứng bản di chúc đã mất 1 số người. Mong các quý Luật sư tư vấn giúp. Do hiện tại gia đình đang có sự tranh chấp về tài sản

     
    19554 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456717   09/06/2017

    LSTHACHTHAO
    LSTHACHTHAO
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (671)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 246 lần


    Chào Minhhai92!

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sau khi xem qua câu hỏi của bạn, tôi xin được chia sẻ về vấn đề này như sau:

    Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005 quy định về "Di chúc hợp pháp":

    "1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này."

    Như vậy, bạn phải chắc chắn rằng khi lập di chúc này, ông ngoại bạn vẫn còn minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Thì khi ấy, dù di chúc của ông ngoại bạn không có công chứng, chứng thực vẫn được xem là 1 di chúc hợp pháp và có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

    Ngoài ra, hình thức di chúc đúng pháp luật là di chúc có hình thức theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự:

    Điều 649.Hình thức của di chúc

    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

    LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

    ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)

    ĐTDĐ: 0989046966

    ĐTVP: (08).38940903

    EMAIL: lsthachthao@yahoo.com

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày

    1. Email: lsthachthao@yahoo.com.

    2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966

     
    Báo quản trị |  
  • #464087   09/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Di chúc được lập từ tháng 11/2002 nên phải áp dụng điều 652 (hình thức di chúc) và điều 655 (Di chúc hợp pháp) Bộ luật dân sự 1995 để xem xét tính hợp pháp. Thời điểm 2002 Bộ luật dân sự 2005 chưa ra đời nên dù nội dung liên quan có giống nhau thì việc viện dẫn cũng không phù hợp.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #465325   23/08/2017

    longnguyen729
    longnguyen729

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


    Vì di chúc của ông bạn được lập năm 2002, thời điểm đó bộ luật dân sự 2005 chưa có nên sẽ áp dụng luật hiện hành, tức là bộ luật dân sự 1995. Theo đó, di chúc bằng văn bản được quy định như sau:

    Điều 652. Hình thức của di chúc

    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng.

    Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

    Điều 653. Di chúc bằng văn bản

    Di chúc bằng văn bản bao gồm:

    1- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

    2- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

    3- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

    4- Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước.

    Điều 655. Di húc hợp pháp

    1- Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

    4- Di chúc bằng văn bản không có chứng nhận, chứng thực như quy định tại Điều 660 của Bộ luật này chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    Căn cứ theo các quy định trên, di chúc vẫn có thể lập thành văn bản mà không cần công chứng và chỉ cần có người làm chứng là từ 2 người trở lên cho nên bạn cần xem xét coi những người làm chứng hiện còn sống bao nhiêu người. Ngoài ra, xét đến quy định về người làm chứng thì được quy định như sau:

    Điều 657. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

    Như vậy, người làm chứng phải phù hợp với các quy định tại điều 657 BLDS 1995, do đó bạn cần xem xét đến tư cách của 9 người con kí vào di chúc là có tư cách gì. Vì theo như bạn cung cấp thì ông Ngoại bạn có 11 người con, nên 9 người con được hưởng di chúc có phải là 9 người con cùng ký vào bản di chúc hay không.

     

    Hi vọng bạn đã tìm được câu trả lời mình cần.

    Công ty Luật TNHH CILAW

    11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

    0869.008.039 - 097.446.1998 - 090.676.9397

    website: http://cilaw.vn/

     
    Báo quản trị |  
  • #467075   08/09/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Xin chào bạn.

    Theo như bạn đã trình bày thì bản di chúc của bạn được lập từ tháng 11 năm 2002 nên bạn cần xem xét hình thức, nội dung của di chúc, tính hợp pháp của bản di chúc và người làm chứng về việc lập di chúc có đúng với các quy định của pháp luật không. Vì bản di chúc được lập năm 2002 nên phải áp dụng luật hiện hành, tức là Bộ luật Dân sự năm 1995.

    Cơ sở pháp luật đó là căn cứ vào Điều 652, Điều 655, Điều 656, Điều 657 của Bộ luật Dân sự năm 1995, quy định về tính hợp pháp của di chúc:

    Điều 652. Hình thức của di chúc

    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng.

    Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

    Điều 655. Di chúc hợp pháp

    1- Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

    4- Di chúc bằng văn bản không có chứng nhận, chứng thực như quy định tại Điều 660 của Bộ luật này chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 656. Nội dung của di chúc bằng văn bản

    1- Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang, thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Điều 657. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

    Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, di chúc vẫn có thể lập thành văn bản mà không cần công chứng. Do đó, bản di chúc của ông Ngoại của bạn cần thiết đối chiếu với các quy định của pháp luật xem hình thức, nội dung, người làm chứng đã thực hiện đúng các quy định đó chưa; khi lập di chúc ông Ngoại của bạn có minh mẫn, sáng suốt hay bị đe dọa, cưỡng ép gì không và có phù hợp với đạo đức, pháp luật không,… Đồng thời, xác định những người làm chứng là các hộ địa phương lân cận gồm những ai, còn sống không; xác định 9 người con đã ký vào bản di chúc với tư cách gì và  9 người con đã ký vào bản di chúc đó có phải là 9 người con được hưởng di chúc không ( vì ông Ngoại bạn có 11 người con).

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM

ĐTDĐ: 0989046966 - ĐTVP: (08).38940903

EMAIL: lsthachthao@yahoo.com