Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa

Chủ đề   RSS   
  • #607993 06/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa

    Ngày 28/12/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. 
     
    Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục.
     
     
    1. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
     
    Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục.
     
    Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. 
     
    Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
     
    2. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
     
    - Hội đồng bao gồm: 
     
    + Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu.
     
    + Tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn).
     
    + Đại diện giáo viên.
     
    + Đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. 
     
    Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người.
     
    - Cơ cấu Hội đồng bao gồm: 
     
    + Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên Hội đồng.
     
    + Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu.
     
    Trong trường hợp người đứng đầu không được tham gia Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và các trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư ký Hội đồng được chọn trong số các ủy viên Hội đồng.
     
    3. Những đối tượng không được tham gia hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
     
    - Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa (trong danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt);
     
    - Cha, mẹ, cha mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột và anh, chị, em vợ hoặc chồng của người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa; 
     
    - Người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia Hội đồng.
     
    4. Nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng
     
    (1) Nhiệm vụ của Hội đồng
     
    - Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
     
    - Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
     
    (2) Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
     
    - Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
     
    + Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng;
     
    + Tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng được quy định tại khoản 1 Điều này; Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng (nội dung phân công được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng); Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng; kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
     
    + Xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
     
    + Chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
     
    + Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
     
    - Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
     
    + Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được giao;
     
    + Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
     
    - Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
     
    + Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng;
     
    + Lập biên bản làm việc của Hội đồng;
     
    + Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
     
    - Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
     
    + Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải có văn bản báo cáo và được Chủ tịch Hội đồng đồng ý;
     
    + Thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên, danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
     
    + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
     
    Xem thêm Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 12/2/2024 và thay thế Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT.
     
    434 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận