Bạn đã biết về hợp đồng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #464274 11/08/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Bạn đã biết về hợp đồng lao động?

    Có lẽ không ai là không biết đến khái niệm "hợp đồng lao động" cũng như tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên bạn đã biết được những đặc điểm đáng lưu ý và ý nghĩa của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hay chưa? Với tư cách là một loại hợp đồng, HĐLĐ cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng, đó là kết quả của sự tự do thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể. Bên cạnh đó, nó còn có những đặc điểm riêng sau đây:

    - Thứ nhất, trong quan hệ HĐLĐ, có sự lệ thuộc về mặt pháp lý của NLĐ vào NSDLĐ. Đây là đặc trưng quan trọng của HĐLĐ để phân biệtvới các laoị hợp đồng khác. Trong quan hệ HĐLĐ, NSDLĐ “mua sức lao động” về để sử dụng, do vậy để đảm bảo việc NSDLĐ sử dụng được súc lao động một cách có hiệu quả, họ phải có quyền quản lý, giám sat, điều hành quá trình lao động của NLĐ. Do vậy, mặc dù trong QHLĐ, NLĐ là bên yếu thế hơn, nhưng pháp luật vẫn trao cho NSDLĐ những quyền uy nhất định như quyền điều hành lao động, quyền điều chuyển lao động, quyền đặt ra nội quy lao động buộc NLĐ phải tuân theo, quyền khen thưởng và xử lý kỷ luật lao động, v.v…

    - Thứ hai, đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả công. Do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động, việc biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ mua bán loại hàng hóa này không giống như quan hệ mua bán các các loại hàng hóa thông thường khác. Sức lao động là một loại hàng hóa trừu tượng và chỉ có thể chuyển giao cho “bên mua” thông qua quá trình “bên bán” thực hiện một công việc cụ thể cho “bên mua”. Do vậy, đối tượng mà các bên thỏa thuận trong HĐLĐ biểu hiện ra bên ngoài là công việc phải làm. Việc làm là điều khoản đầu tiên, quan trọng nhất của HĐLĐ, là lý do để các bên xác lập QHLĐ.

    - Thứ ba, trong quan hệ HĐLĐ, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc. Đặc điểm này được quy định tại khoản 4 Điều 30 BLLĐ.Quy định này xuất phát từ tính lao động bị chi phối trực tiếp bởi các đặc điểm nhân thân của NLĐ, đó là trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, sức khỏe, ngoại hình… của NLĐ. Khi NSDLĐ quyết định “mua sức lao động” của NLĐ nào là muốn sử dụng chính sức lao động của người đó. Do vậy, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc như đã giao kết trong HĐLĐ.

    - Thứ tư, việc thực hiện HĐLĐ có liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của NLĐ. Quá trình chuyển giao hàng hóa sức lao động chính là việc NLĐ thực hiện các công việc cụ thể cho NSDLĐ dưới sự quản lý, giám sát, điều hành của NSDLĐ. Quá trình này gắn liền với các vấn đề về nhân thân của NLĐ. Chính vì vậy, pháp luật buộc các bên phải thỏa thuận về các vấn đề liên quan như: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, an toàn lao động, BHXH. Pháp luât bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung này nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho NLĐ.

    - Thứ năm, HĐLĐ phải được thực hiện một cách liên tục. Khi giao kết HĐLĐ, các bên thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng, thời giờ làm việc của NLĐ. Trong thời gian HĐLĐ có hiệu lực, NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ lao động một cách liên tục theo giờ làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và được quy định trong nội quy lao động. Đặc điểm này cho phép phân biệt HDLĐ với các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công do Luật Dân sự điều chỉnh. Bên nhận gia công, bên dịch vụ có thẻ sắp xếp thời gian làm việc của mình mà không nhất thiết phải là công việc đó một cách liên tục theo thời gian biểu như trong HĐLĐ.

    * Ý nghĩa của HĐLĐ:

    Với tư cách là một loại hợp đồng, HĐLĐ có ý nghĩa hình thức để các bên xác lập và thực hiện một quan hệ pháp luật và là cơ sở pháp lý để các bên giao kết và thực hiện QHPL và là cơ sở pháp lý để các bên bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, dưới góc độ QHLĐ, HĐLĐ còn có ý nghĩa đối với cả ba bên - NLĐ, NSDLĐ và nhà nước.

    Đối với NLĐ, HĐLĐ là phương tiện pháp lý quan trọng để NLĐ thực hiện quyền làm việc và quyền tự do làm việc của mình. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động lao động chủ yếu trong xã hội là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đây cũng là lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất. HĐLĐ là phương tiện để NLĐ tự do lựa chọn, thay đổi việc làm, nơi làm việc phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của mình.

    Đối với NSDLĐ, HĐLĐ cũng là phương tiện pháp lý quan trọng để NSDLĐ thực hiện quyền tự chủ trong thuê mướn và sử dụng lao động. Trong khuôn khổ pháp luật cho phép, NSDLĐ có thể thỏa thuận với NLĐ các nội dung cụ thể của QHLĐ cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi nội dụng HĐLĐ hoặc thỏa thuận để chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.

    Đối với nhà nước: HĐLĐ được coi là công cụ pháp lý quan trọng trong việc tạo lập và phát triển thị trường lao động. HĐLĐ là hình thức pháp lý phù hợp nhất, đáp ứng được nguyên tắc tự do “khế ước” của nền kinh tế thị trường.

     
    2193 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (20/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #469134   28/09/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Bạn ơi, cho mình hỏi là có phải là đi làm ở đâu cũng phái ký hợp đồng lao động không ạ? Ví dụ mình đi làm giáo viên thì phải bắt buộc ký hợp đồng lao động để bảo đảm quyền lợi cho mình không ạ? Mính có thể ký cùng lúc nhiều hợp động lao động không ạ? 

     
    Báo quản trị |