Bạn đã biết “Quản tài viên” là ai?

Chủ đề   RSS   
  • #534602 04/12/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Bạn đã biết “Quản tài viên” là ai?

    >>>Các bước trở thành quản tài viên

    Có thể nói, hiện nay, nghề Quản tài viên vẫn còn là một trong những ngành nghề khá mới ở Việt Nam bởi nó mới xuất hiện kể từ thời điểm Luật phá sản 2014 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2015). Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

    Khi người có yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể đề xuất chỉ định với Toà án nhân dân tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản (khoản 2 Điều 19 Luật Phá sản 2014). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên (khoản 1 Điều 45 Luật Phá sản 2014).

    Để hỗ trợ cho việc giải quyết thủ tục phá sản được nhanh gọn, thuận lợi và đảm bảo được quyền lợi của cả chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Luật phá sản 2014 đã ghi nhận cho quản tài viên các quyền và nghĩa vụ như sau:

    –  Quản tài viên là những người quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

    + Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    + Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

    + Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

    + Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

    + Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

    + Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

    + Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

    + Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

    + Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

    –  Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

    –  Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    –  Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

    + Thu thập tài liệu, chứng cứ;

    + Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

    + Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

    –  Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

    –  Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    Như vậy, có thể thấy Quản tài viên là những người sẽ có trách nhiệm bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản. Quản tài viên sẽ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

    Con đường trở thành Quản tài viên tại Việt Nam

    Muốn trở thành 01 Quản tài viên, thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Ở Việt Nam, cơ sở pháp lý cho việc trở thành một Quản tài viên được quy định rõ ở Điều 12 Luật phá sản 2014 và Nghị định 22/2015/NĐ-CP.

    Theo đó, những người sau đây sẽ có thể được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

    (1) Luật sư,

    (2) Kiểm toán viên,

    (3) Người có trình độ cử nhân Luật, Kinh tế, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng và có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong các lĩnh vực được đào tạo.

    Và những điều kiện để được hành nghề Quản tài viên:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,

    - Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan,

    - Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

    Cá nhân KHÔNG được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khi rơi vào các trường hợp sau:

    - Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Như vậy, để trở thành một Quản tài viên, bạn phải là Luật sư, Kiểm toán viên hoặc người có trình độ cử nhân Luật, Kinh tế, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng và có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong các lĩnh vực được đào tạo. Trong giới hạn bài này, mình sẽ đề cập con đường trở thành một Quản tài viên sau khi đã là một Luật sư.

    Để trở thành chuyên viên pháp chế tại Việt Nam cần phải qua những giai đoạn cơ bản như dưới đây:

    Bước 1 : Bạn cần thi đỗ Đại học chuyên ngành Luật

    Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.
    Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật nhưng có thể điểm qua một số cơ sở đào tạo uy tín, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các sỹ tử khi đăng ký dự thi ngành Luật như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng,…

    Bước 2 : Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật

    Sau khi tốt nghiệp cơ sở đào tạo ngành Luật, mỗi người sẽ được cấp bằng Cử nhân Luật. Thông thường chúng ta sẽ mất bốn năm để tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có tấm bằng cử nhân.

    Bước 3 : Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư

    Ở Việt Nam, các cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn Học Viện Tư Pháp để làm nơi đăng ký học. (quy định hiện hành được học trong 12 tháng so với trước đây là 18 tháng), nhưng bù lại thì thời gian tập sự đã được nâng lên là một 12 tháng. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp lớp đào tạo Luật Sư.

    Bước 4 : Trải qua kỳ tập sự Luật Sư tại một tổ chức hành nghề Luật Sư

    Sau khi trải qua lớp đào tạo thì các bạn sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư tại học viện tư pháp. Lúc này các bạn có thể làm hồ sơ tập sự tại các công ty luật hoặc  văn phòng luật sư. Thời gian tập sự như đã đề cập ở trên là 1 năm. Việc tập sự cũng sẽ có lương như đi làm tùy vào thỏa thuận của mỗi người với văn phòng. Thực tế có nhiều văn phòng thu phí nhưng cũng có nhiều văn phòng không thu phí tập sự Luật sư. Trường hợp không thỏa thuận được với các văn phòng luật, công ty luật về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu nơi tập sự.

    Người hướng dẫn phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm luật sư và chỉ được hướng dẫn cùng lúc 3 người. Riêng người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, tiến sĩ ngành luật, giảng viên cao cấp trong ngành luật sẽ được miễn tập sự.

    Khi tập sự xong thì bước quan trọng là kiểm tra kết thúc tập sự. Đây là bước quan trọng nhất khi bạn muốn trở thành một Luật Sư vì việc thành bại đều diễn ra vào giai đoạn này. Các bạn sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra tập sự của Bộ Tư Pháp, nếu qua được kỳ thi này sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Đến đây thì con đường trở thành luật sư đã gần như hoàn thành.

    Bước 5 : Đạt điểm tại kỳ kiểm tra sau khi kết thúc tập sự hành nghề Luật Sư

    Sau khi hoàn thành thời gian tập sự tại một văn phòng Luật bất kỳ, người tập sự sẽ được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.

    Thông thường, kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư gồm 2 phần: Thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…

    Nếu họ không đạt điểm theo quy định thì sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại. Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng).

    Bước 6 : Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư

    Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp và thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp. Đây là bước cuối cùng và khi hoàn thành thì bạn đã trở thành một Luật sư thực thụ.

    Bước 7: Cấp Chứng chỉ hành nghề quản tài viên

    Sau khi chính thức trở thành một Luật sư và muốn tiếp tục trở thành một Quản tài viên, bạn phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

    Thời hạn xét duyệt theo quy định là vào khoảng 20 ngày. Nếu không đủ điều kiện và bị từ chối, bạn sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.

     

     
    2692 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    NgoThuyKhanh (07/12/2019) ThanhLongLS (04/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận