Bài tập thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #434814 29/08/2016

    volinh96

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập thương mại

     mọi người giải quyết giúp em câu này với ạ

    Hai vợ chồng A và B. năm 2015 ông Anh mở Cty TNHH Thành Công được sở KHĐT cấp giấy chứng nhận với người đại diện cho công ty là bà B có dấu tròn do công an cấp phép ( chữ ký của bà Ba trong giấy phép sau này mới biết là do ông A giả mạo bà B, vì 2 người là vợ chồng)

     Một thời gian sau công ty C có vay vốn tại tại BIDV, cán bộ kiểm tra thấy chữ ký trên hợp đồng đều giống chữ ký trên giấy đăng ký, có dấu công ty đầy đủ. Năm 2016  hai vợ chồng cần thêm vốn làm ăn nên quyết định thế chấp căn nhà đang ở làm tài sản đảm bảo cho Cty để vay tiền. Ba bên tiến hành làm hợp  đồng thế chấp tài sản qua công chứng, chứng thực, có chữ ký đại diện của Cty , cũng là chữ ký của bà B. Chữ ký ông A đã được xác thực tại công chứng ( chữ ký của bà B hoàn toàn giống chữ ký đã đăng ký tại mẫu dấu mở tài khoản Cty  và chữ ký mẫu tại giấy đky kinh doanh . nhưng do ông A giả mạo từ đầu) hợp đồng được giao dịch đảm bảo tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất .

    Đến năm 2010, giấy phép đăng kí đc thay đổi, chuyển 100% vốn của bà B sang cho ông A, ông A làm người đại diện cho công ty C( có bản chuyển nhượng tài sản của bà B cho ông A, ông A tự kí chữ kí của bà B để gửi cơ quan chức năng) sau đó, việc kí hợp đồng tín dụng của công ti C với ngân hàng do ông A đứng ra kí nhận nợ vay. Đến năm 2013, công ty C làm ăn thua lỗ không trả đc nợ. Ngân hàng yêu cầu phát mại tài sản là đất và nhà của ông A và bà B đã thế chấp để thu hồi nợ thì bà B viết đơn để trình bày là tất cả đều là chữ kí của ông A, bà B không biết gì, tất cả là do ông A làm, kể cả chữ kí trên hợp đồng thế chấp tài sản kí tại công chứng. Sau khi nhờ các cơ quan chức năng kiểm tra, giám định tất cả các giấy tờ trên đều là giả mạo, do ông A tự kí. Hiện tại ông A đang ốm nặng, đi lại khó khăn nên công ty gần như là ngừng hoạt động. Biết ông A bị bệnh nặng nên bà B đồ tất cả trách nhiệm cho ông

    B. VẤN ĐỀ ĐẶT RA

    1. Ngân hàng làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình 2. Cơ quan công chứng có trách nhiệm gì với việc xác định hợp đồng thế chấp trên khi cả 2 chữ kí đều của ông A nhưng vẫn xác thực

    3. Bà B và ông A là vợ chồng vậy có sự thông đồng ở đây hay không?

     4. Có nên đề nghị công an xem xét tội lừa đảo của ông A hay không

    linh

     
    2886 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447936   24/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn.

    1) Về phía ngân hàng thì mình nghĩ khi thực hiện cho thế chấp tài sản vay thì ngân hàng đã làm đúng thủ tục quy trình hay chưa vì nếu căn nhà trên là tài sản chung thì phải có sự thỏa thuận đồng ý của người vợ chồng nhưng mình thắc mắc có sự nhầm lẫn gì không? "Ba bên tiến hành làm hợp  đồng thế chấp tài sản qua công chứng, chứng thực, có chữ ký đại diện của Cty , cũng là chữ ký của bà B"
    không biết là bà B có mặt ở đó để tự mình kí vào hay có văn bản ủy quyền gì cho ông B không? hay tại cơ quan ông B tự kí cho vợ mình và sự có mặt của bà B là không có? (Cần làm rõ yếu tố này).

    Luật quy định tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của họ gây ra cho người yêu cầu công chứng khi công chứng sai và thậm chí có thể chịu trách nhiệm hình sự nêu cấu thành tội phạm

    b) Cần phải làm rõ việc ông B thực hiện giao dịch này bà B có biết hay không? bởi tình huống lúc đề cập 3 bên nhưng khi kí thì chỉ ông B kí mà không biết là chị vợ có ủy quyền cho chồng mình hay không? Việc thu lợi này có phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không? Trong trường hợp này nếu chị B cho rằng mình không kí thì có quyền yêu cầu tuyên giao dịch vô hiệu bởi có sự lừa dối, thông đồng để thế chấp tài sản có đồng sở hữu mà không hỏi ý kiến chị. Phía ngân hàng không được xem là bên thứ ba ngay tình nên sẽ phải chịu rủi ro từ việc làm trên.

    c) Phải làm rõ ngân hàng có biết là ông này dùng thủ đoạn gian đối hay không? để giảm rủi ro thi công ty phải xét xem ông có vợ hay chưa và đây là tài sản chung hay riêng để mà giải quyết. Khi "3 bên" mà chữ kí thì chỉ của ông A thì lúc này không được xem là lửa đảo gì cả vì công ty biết chuyện ông giả như vậy.

     
    Báo quản trị |