Bài tập môn Luật hôn nhân gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #452865 02/05/2017

    Bài tập môn Luật hôn nhân gia đình

    Tình huống : Ông Bỉnh hỏi, cưới bà Nhị về làm vợ năm 1980. Năm 1981, mẹ đẻ ông Bỉnh lập hợp đồng tặng cho ông Bỉnh, bà Nhị 240 m2 đất tại xã X, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1984, Bà Nhị làm thủ tục kê khai và đứng tên chủ sở hữu toàn bộ diện tích đất này. Do bà Nhị không có khả năng sinh con nên năm 1983, ông Bỉnh và bà Nhị nhận chị Chà làm con nuôi (Việc nhận con nuôi này là hợp pháp). Năm 1984, ông Bỉnh đến địa phương khác chung sống với bà Ly như vợ chồng và có với bà Ly một trai là Ngọc. Trong thời gian sống cùng bà Ly, hàng tháng ông Bỉnh vẫn “đi về’ với bà Nhị. Tháng 2.1995, bà Nhị mất. Ông Bỉnh và bà Ly sử dụng một tỷ đồng - số tiền chung mà hai người dành dụm để xây nhà ở trên 240m2 đất tại xã X, phần diện tích đất mà bà Nhị đang đứng tên chủ sở hữu. Tháng 4. 2003, ông Bỉnh đột tử không để lại di chúc. Chị Chà cho rằng nhà, đất mà bà Ly đang quản lý là di sản thừa kế của cha mẹ nuôi nên chị yêu cầu phân chia (trừ phần quyền sử dụng đất, trị giá nhà thời điểm hiện tại là 2 tỷ đồng). Bà Ly phản đối. Chị Chà khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi.

    Hỏi:

    1. Tòa án có thẩm quyền xác định tính chất quan hệ hôn nhân giữa ông Bỉnh - bà Nhị; ông Bỉnh - bà Ly như thế nào, vì sao?

    2. Yêu cầu của chị Chà được giải quyết ra sao cho phù hợp với tinh thần pháp luật? (Xác định rõ phần di sản thừa kế mà ông Bỉnh để lại, đối tượng hưởng di sản của ông cũng như phần mà các đối tượng được hưởng). 

    e cảm ơn ạ 

     
    8544 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452866   02/05/2017

    Sửa bài tập thừa kế hôn nhân gia đình

    Tình huống 1.3: Tháng 11 năm 1954, ông Thăng kết hôn hợp pháp với bà Linh tại tỉnh Nam Định. Hai người không có tài sản chung và con chung. Tháng 2 năm1955, ông Thăng chuyển vào TPHCM rồi cưới và sống cùng bà Lan. Do bà Lan không có khả năng sinh con và được sự đồng ý của bà, năm 1979, ông Thăng đưa bà Ngọt về sống chung như vợ chồng và có với bà Ngọt hai con chung là Thuận và Hòa. Ông Thăng, bà Lan và bà Ngọt cùng chung sống tại căn nhà số 18A đường H, quận 5, TPHCM. Nhà này do ông Thăng đứng tên, được xây dựng năm 1961 trị giá 4 tỷ đồng. Năm 2007, ông Thăng mất không để lại di chúc.

     Hỏi:

    1.1. Ai là vợ ông Thăng theo pháp luật hiện hành?

     1.2. Xác định di sản thừa kế của ông Thăng và cho biết đối tượng được hưởng di sản thừa kế của ông theo tình huống trên.

                                                    Giải

    Áp dụng luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

    Do đặc điểm lịch sử của nước ta, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (có hiệu lực ngày 13/1/1960) sau khi ban hành, mới chỉ có hiệu lực ở miền Bắc. Theo quy định của Luật này thì kể từ 13/1/1960, những trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là hôn nhân không hợp pháp. Các quan hệ hôn nhân xác lập trước thời điểm 13/1/1960 không bị điều chỉnh bởi nguyên tắc của Luật hôn nhân và Gia đình 1959 nên dù có quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hợp pháp (nói chính xác là không trái pháp luật). Những quan hệ hôn nhân này là hợp pháp nên các chủ thể (vợ hoặc chồng) có quyền và nghĩa vụ theo quan hệ hôn nhân hợp pháp. Cụ thể như, họ có quyền thừa kế tài sản của nhau nhưng nếu họ không được Tòa án cho ly hôn mà đã kết hôn với người khác (kể từ thời điểm 13/1/1960) là trái pháp luật, hôn nhân sau không được công nhận.

    Như vậy hôn nhân giữa ông Thăng và Bà Linh ( 1954 ) , thăng và bà lan  ( 1955 ) là hợp pháp

    Quan hệ vợ chồng của ông Thăng và Ngọt là trái pháp luật ( vào năm 1979, thì luật hôn nhân và gia đình 1959 đã có hiệu lực toàn quốc ngày 25/3/1977 ) ? phần tài sản thì chia như thế nào ạ ?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn cachuahong vì bài viết hữu ích
    tracuuluat2023 (14/05/2020) hoangminhhoa2302 (25/07/2021)