Những điều cần biết khi học môn Dân sự

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #453551   15/05/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Bài tập Luật dân sự - Thanh lý hợp đồng dịch vụ thiết kế

    Mọi người giải giúp mình bài tập này với,

    Công ty số 1 (CT1) thuê công ty A (CTA) thiết kế nội thất bằng một hợp đồng giá 200 triệu VNĐ và CT1 đã trả 90% tiền hợp đồng cho CTA. Tiếp theo CT1 chuyển công trình thiết kế kia cho Công ty 2 (CT2), thay vì lấy tiền mặt thì CT1 mua cổ phần của CT2. Sau đó, CT2 trao công trình kia cho Công ty 3 (CT3) để trả thay tiền nhà mà CT2 thuê của CT3. Tiền 10% còn lại của CT1 chưa trả hết cho CTA.

    Câu hỏi là: bây giờ công ty nào (1, 2 hay 3) sẽ trả tiền và thanh lý hợp đồng thiết kế với CTA vậy ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #476361   28/11/2017

    thuhuyenhoang1108
    thuhuyenhoang1108

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quan hệ pháp luật và yếu tố làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt.

    Các anh chị cho em 1 ví dụ về quan hệ pháp luật trong đó có 3 yếu tố làm thay đổi.

    Em xin cám ơn ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #477602   07/12/2017

    linhle3798
    linhle3798

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền sở hữu

    Bà B mua cá của bà A. Bà B cầm tiền chờ bà A mổ cá. Trong lúc mổ cả 2 bà phát hiện trong bụng con cá có chiếc nhẫn vàng. Bà A nhận là của bà,  bà B lại khăng khăng là của bà. Vậy ai đúng? ai sai?

     
    Báo quản trị |  
  • #477810   09/12/2017

    Haobubby
    Haobubby

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tổ chức được thành lập hợp pháp có tư cách pháp nhân không?

    Mọi tổ chức được thành lập hợp pháp đều có tư cách pháp nhân đúng hay sai. Giải thích?

     
    Báo quản trị |  
  • #477816   09/12/2017

    re

    Sai, bạn xem định nghĩa pháp nhân trog bộ luật dân sự

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #477818   09/12/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Haobubby viết:
    Mọi tổ chức được thành lập hợp pháp đều có tư cách pháp nhân đúng hay sai. Giải thích?

    Doanh nghiệp tư nhân dù có đăng ký kinh doanh vẫn không có tư cách pháp nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #478438   14/12/2017

    trucgiadat
    trucgiadat

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    quyền sở hữu

    Cho em hỏi 2 câu này ạ: 1 Ông Hải góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất và ô tô. Sau khi hoàn tất thủ tục góp vốn thì công ty có quyền sở hữu đối với thửa đất và ô tô là đúng hay sai? 2 .Giả sử ông Hải tiếp tục góp vốn bằng quyền sở hữu nhà.Sau khi góp vốn thì ông Hải có còn quyền sử dụng đất và sở hữu nhà hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #478571   15/12/2017

    khangnguyen12345
    khangnguyen12345

    Male
    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luật học so sánh: so sánh thừa kế ở việt nam và các nước trên thế giới

    Anh chị giúp em so sánh thừa kế ở việt nam và các nước trên thế giới. Em xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #480170   28/12/2017

    Phuongpx2
    Phuongpx2

    Male
    Sơ sinh

    Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    So sánh

    quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình với quan hệ pháp luật dân sự
     
    Báo quản trị |  
  • #480216   28/12/2017

    jack_ery
    jack_ery

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về Tài sản, quyền sở hữu

    Các anh, các chị cho em hỏi về vấn đề này với ạ. 

    1. Theo một số học giả thì, tài sản bao gồm có quyền; trong đó, quyền được phân loại thành vật quyền hoặc trái quyền, mà vật quyền bao gồm có quyền sở hữu. Như vậy, quyền sở hữu cũng là tài sản phải không ạ. 

    2.Theo Điều 115 BLDS 2015 thì Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, mà quyền sở hữu cũng trị giá được bằng tiền, vậy có thể suy ra quyền sở hữu là quyền tài sản được không ạ.

    3. Theo Điều 192 BLDS 2015, thì quyền định đoạt là quyền chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu; vậy quyền sở hữu có phải là đối tượng của quyền định đoạt trong trường hợp chuyển giao, từ bỏ tài sản không ạ.

    Em cám ơn các anh, chị ạ ^^.

     
    Báo quản trị |  
  • #483317   25/01/2018

    Toto98
    Toto98

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nguồn nguy hiểm cao độ

    Mọi người giúp mình với.Help me với ạ Các trường hợp mà pháp luật quy định khác về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là các trường hợp nào ạ??? Cảm ơn mọi người nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #486996   13/03/2018

    vutrantuong
    vutrantuong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

    Ai có thể giải thích giúp tôi hiểu rõ hơn về "Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần" được không? Cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #490405   25/04/2018

    người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

    Ông A và bà B kết hôn ngày 26/10/1964 có đăng kí kết hôn tại UBND của xã Y tỉnh Phú Thọ và có một cô con gái chung tên C sinh năm 1965. Sau giải phóng miền Nam thì ông A chuyển vào miền Nam công tác, còn bà B và chị C vẫn ở miền Bắc, từ khi ấy bà B và chị C chưa lần nào vào thăm ông A. Ngày 07/10/1994, ông A nhận chuyển nhượng của bà D 101m2 tại xã Z tỉnh Hậu Giang để cất nhà ở. Ngày 21/10/1996, ông A làm thủ tục đăng kí kết hôn với bà X tại UBND xã Z tỉnh Hậu Giang và chung sống với bà X đến năm 2003 thì ông A chết. Trước khi chết, ngày 27/07/2002 ông A để lại di chúc cho bà X được quyền sử dụng toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong gia đình. Theo tòa án xác định quan hệ hôn nhân giữa ông A và bà B là hợp pháp và vẫn đang còn tồn tại theo quy định của pháp luật, còn quan hệ hôn nhân giữa ông A và bà X là vi phạm pháp luật. Tuy di chúc của ông A để lại toàn bộ tài sản cho bà X nhưng xét thấy bà B đang là vợ hợp pháp của ông A đã già yếu không còn khả năng lao động, theo quy định tại điều 644 BLDS 2015 thì bà B được thừa kế tài sản của ông A không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của ông A (bà B được thừa kế 2/3 kỷ phần thừa kế theo pháp luật.

    HỎI: Nếu di sản ông A để lại có trị giá 600 triệu đồng thì bà B được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?

    Nếu bà B yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà B có được chấp nhận không? Vì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #491099   05/05/2018

    yenhoanghai
    yenhoanghai

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

    cần lắm những lười tư vấn ợ!!! 

    các bác cho em hỏi giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản có mối quan hệ như nào ạ ???

     
    Báo quản trị |  
  • #491142   06/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    yenhoanghai viết:

    cần lắm những lười tư vấn ợ!!! 

    các bác cho em hỏi giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản có mối quan hệ như nào ạ ???

    Trả lời: quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản có mối quan hệ loại trừ.

    Nghĩa là quyền sở hữu thì không phải là quyền khác, còn quyền khác thì không phải là quyền sở hữu.

     
    Báo quản trị |  
  • #497743   25/07/2018

    Làm thế nào để ôn tập tốt môn Luật Dân Sự

    ÔN TẬP LUẬT DÂN SỰ

    (BLDS 2015)

    Để ôn tập môn Luật Dân Sự và đạt kết quả nhất định, theo quan điểm cá nhân, cần thực hiện nghiêm túc các việc sau đây: 

    Thứ nhất, cần xem trước môn Luật Dân Sự có bao nhiêu chương và nắm được nội dung chủ đạo của từng chương (đặc biệt là các tiểu mục trong chương gồm bao nhiêu ý nhỏ nào, nội dung cụ thể là gì). Có nghĩa là ôn tập từ khái quát đến cụ thể, để nhớ phần này cần vẽ bảng biểu hoặc sơ đổ tư duy.

    Thứ hai, khi đã vẽ được bảng biểu, sơ đồ tư duy cho mỗi chương, cần xác định nội dung trong chương đó quy định ở những văn bản pháp luật nào, cụ thể hơn là quy định tại Điều nào trong văn bản pháp luật đó. Tự mình làm hệ thống văn bản pháp luật và cập nhật khi có sự thay đổi.

    Thứ ba cần thường xuyên làm bài tập tình huống, đọc bản án, đọc các bài viết trên báo Pháp Luật, Tạp chí khoa học pháp lý, các bình luận chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành... Với các cách làm như trên, có thể tiếp thu tối đa kiến thức đã học, tích lũy được nhiều kỹ năng trong việc sử dụng văn bản pháp luật để có thể ứng dụng trong công việc sau này.

    Thứ tư, cần đọc và review quy định Luật, sử dụng chức năng comment trên máy tính để phân tích điều Luật.Chủ động trong việc phân tích điều Luật, tư duy pháp lý. Việc làm này cần xuyên suốt và cố gắng.

    Thứ năm, quan trọng nhất là tinh thần ham học hỏi không ngừng nghỉ. Cần dành nhiều thời gian quan sát, lắng nghe và học hỏi từ những Luật sư lớn tuổi hơn. Học hỏi mọi lúc mọi nơi (nơi làm việc, học tập...) 

    Quy định chung
     
    + Những quy định chung: (Điều 1-->7)
        - Phạm vi điều chỉnh;
        - Các nguyên tắc cơ bản;
        - Áp dụng tập quán, tương tự pháp luật
     
    Xác lập, thực hiện và bảo vệ QDS (Điều 8-->15)
     
    + Cá nhân: (Điều 16-->73)
        -   NLPLDS, NLHV của cá nhân 
             1.  Người chưa thành niên
             2.  Người thành niên 
             3.  Người mất NLHVDS
             4.  Người có khó khăn nhận thức trong làm chủ hành vi
             5.  Mất NLHVDS
        -   Quyền nhân thân;
        -   Giám hộ; 
        -   Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
     
    +  Pháp nhân: (Điều 74-->96)
    +  Giao dịch dân sự: (Điều 116-->133)
    +  Đại diện: (Điều 134-->143)
    +  Thời hạn, thời hiệu: (Điều 144-->157)
     
    Tài sản, QSH
    + Tài sản (Điều 105-->115)
    Quyền SH và quyền khác đối với tài sản (Điều 158-->273)
    Nghĩa vụ hoàn trả TS không có căn cứ PL (Điều 579-->583)
    Hợp đồng
     + Nghĩa vụ và HĐ (Điều 274-->429)
     + Một số HĐ thông dụng ( Điều 430-->578)
    BTTH ngoài HĐ
     + Điều 584-->608
    Thừa kế
     + Điều 609-->662
              1.Thừa kế theo di chúc
              2. Thừa kế theo pháp luật
              3. Thừa kế có yếu tố nước ngoài

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497782   25/07/2018

    Tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả là quan hệ tài sản hay nhân thân?

    TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ MỒ MẢ

    Tranh chấp có liên quan đến mồ mả là quan hệ tài sản hay quan hệ nhân thân? Quan hệ này có phải là đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự Việt Nam hay không? Vì sao?

    Tranh chấp đất đai có mồ mả là một vấn đề phức tạp, vì nó đụng chạm đến vấn đề tâm linh của con người, phần đất tranh chấp có mồ mả của những người thân thích như ông, bà, cha, mẹ… của họ. Việc đụng chạm đến mồ mả còn liên quan đến phong tục, tập quán của từng vùng, miền, liên quan đến đạo đức, đến cách đối nhân xử thế giữa con người với con người mà ở đây họ là những người có quan hệ họ tộc với nhau. Khi có tranh chấp, có nơi tòa thụ lý nhưng cũng có nơi tòa từ chối nhận đơn.

    Khi nhận đơn để thụ lý giải quyết, có nơi giải quyết luôn cả phần có mồ mả, có nơi tách phần đất có mồ mả đưa về ủy ban địa phương giải quyết. Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn khi tranh chấp đất đai có mồ mả, hài cốt thì tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết về tranh chấp quyền sử dụng đất, không giải quyết quyết tranh chấp liên quan đến mồ mả, hài cốt trong phần đất tranh chấp.

    TÌNH HUỐNG 1

    Trước đây, bà N., ngụ quận Bình Tân (TP.HCM), được cha mẹ cho một miếng đất. Sau đó bà được UBND quận cấp giấy đỏ. Do trên đất rải rác có vài ngôi mộ của gia đình nên giấy đỏ ghi mục đích sử dụng là đất nghĩa địa.

    Sau khi một người anh của bà N. qua đời, gia đình người anh qua hỏi xin chôn trên đất của bà nhưng bà không đồng ý. Do ở xa, không trực tiếp quản lý đất nên gia đình người anh vẫn tiếp tục chôn mà bà không hay biết

    Năm 2007, biết việc, bà N. đã khởi kiện nhờ TAND quận tuyên dời mộ người anh ra khỏi đất của bà. Nhận đơn, tòa lắc đầu từ chối thụ lý vì cho rằng không thuộc thẩm quyền. Bà N. khiếu nại việc này thì bị lãnh đạo tòa bác đơn. Do vậy, bà N. phải quay về nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Nhưng chính quyền địa phương cũng lúng túng, không biết xử lý sao…

     

    TÌNH HUỐNG 2

    Tháng 4-2010, ông S. nhiều lần đến gặp chú ruột xin được cải táng mồ mả cha mẹ hiện chôn cất tại khu mộ gia tộc trên đất của người chú ở Lai Vung (Đồng Tháp) về một nghĩa trang tại TP Cần Thơ để tiện bề chăm sóc.

    Người chú cương quyết không đồng ý nên ông S. phải nhờ đến chính quyền xã. Xã đã vận động người chú cho ông S. bốc mộ cha mẹ nhưng bất thành. Ông S. bèn gửi đơn nhờ huyện Lai Vung giải quyết thì bị từ chối, chỉ qua TAND huyện vì nội dung yêu cầu của ông không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.

    Ông S. kiện ra TAND huyện Lai Vung, tòa cũng trả lại đơn vì cho rằng vụ việc của ông không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Bế tắc, ông S. không biết phải đi đâu, nhờ nơi nào để được bốc mộ cha mẹ về trông nom, hương khói

    => (1) & (2) quan điểm chung của ngành tòa án  là nếu có tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả thì tòa sẽ chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không thụ lý, giải quyết phần mồ mả.

     

    TÌNH HUỐNG 3: TRÍCH TỪ BẢN ÁN

    Vừa qua Tòa án nhân dân tối cao đã có Quyết định giám đốc thẩm hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm về tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả. 

    Nguyên đơn bà Trương Thị Mai trình bày:

    Phần đất tranh chấp có diện tích 225m2 (đo đạc 188,4m2) thuộc thửa 1531 tờ Bản đồ số 1 tọa lạc tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức. Ông Đỗ Văn Thiên được Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 31/7/2001 (trong tổng diện tích đất 1.147m2 mà ông Thiên sử dụng).

    Nguồn gốc đất là của cụ Nguyễn Văn Nhâm là bố của bà Trương Thị Mai cho cụ Đỗ Văn Kiến là cha của ông Thiên canh tác trước năm 1975. Khi Nhà nước có chủ trương đưa đất vào tập đoàn thì ông Thiên đứng ra đăng ký sử dụng.

    Ngày 20/6/2000 và ngày 28/6/2000, bà Mai tranh chấp đất với ông Thiên tại Ủy ban nhân dân phường Linh Đông, quận Thủ Đức. Sau khi hòa giải tại phường, hai bên thống nhất phần đất chung 1.212m2, ông Thiên trả cho bà Mai ½ diện tích đất là 515,2m2 (trong đó có 370,7m2 là đất trồng rau; 144,5m2 là đất thổ mộ), ông Thiên tiếp tục sử dụng phần còn lại 706,8m2. Bà Mai trả cho ông Thiên công sức hoa màu trên đất là 30.000đ/m2, tổng cộng là 10.000.000đ. Ông Thiên đã nhận tiền và giao đất rau muống và mồ mả cho bà Mai.

    Ngày 15/5/2008, hộ ông Thiên và bà Mai lập hợp đồng sang nhượng phần đất trên theo Hợp đồng số 13161 với số tiền chuyển nhượng là 70.000.000đ nhưng thực tế bà Mai trả cho ông Thiên tiền công sức là 10.000.000đ.

    Sau đó, bà Mai yêu cầu ông  Trương Văn Mừng trả lại phần đất trên nhưng ông Mừng không đồng ý. Bà Mai khởi kiện yêu cầu ông Mừng trả lại phần đất mồ mả có diện tích 188,4m2thuộc thửa 1531 tờ bản đồ số 1 tọa lạc tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức vì thuộc quyền sử dụng của bà Mai theo hợp đồng chuyển nhượng đất tại Phòng công chứng số 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Bị đơn ông Trương Văn Mừng trình bày:

    Đất tranh chấp là đất thổ mộ của gia tộc do gia đình ông Mừng quản lý từ trước năm 1945 và nằm liền phía sau nhà của ông. Gia đình ông sử dụng phần đất này để làm đất thổ mộ. Trên đất có 03 ngôi mộ đá ong và 03 ngôi mộ đất. Người được chôn sau cùng là năm 1928. Năm 1987, do nhu cầu xây dựng Ủy ban nhân dân xã Linh Đông nên Ủy ban  đã giải tỏa nghĩa địa Gò Bà Nhành. Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức chỉ đạo Đội vệ sinh môi trường của quận Thủ Đức đến bốc mộ để cải táng, trong đó gia tộc của ông có 22 mộ và ông đã đưa hài cốt về đất thổ mộ của gia tộc để cải táng, trên mỗi ngôi mộ đều có khắc tên, tuổi riêng cho từng người. Tổng cộng phần đất này có 28 ngôi mộ. Ông không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.

    Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:

    Ông Nguyễn Minh Quang không có gì tranh chấp, đề nghị tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Bà Nguyễn Thị Liên vợ ông Mừng thống nhất ý kiến của ông Mừng.

    Ông Đỗ Văn Thiên trình bày: Thống nhất như lời trình bày của bà Mại. Phần đất tranh chấp hiện nay ai sử dụng ông không biết, ông yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật. Vợ và các con của ông Thiên thống nhất trình bày của ông Thiên.

    Đại diện Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức trình bày: Trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Thiên vào năm 2001 là đúng quy trình quy định của Nhà nước nhưng khi cấp không kiểm tra để trừ diện tích đất có mồ mả.

    Tại bản án sơ thẩm, Tòa án đã quyết định:

    - Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

    - Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thổ mộ có diện tích 188,4m2 thuộc thửa 1531, tờ bản đồ số 1, phường Linh đông, quận Thủ Đức giữa ông Đỗ Văn Thiên và bà Trương Thị Mai theo bản đồ hiện trạng vị trí do Sở tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh lập ngày 02 tháng 7 năm 2010.

    - Bác yêu cầu của bà Trương Thị Mai buộc ông Trương Văn Mừng trả lại phần đất thổ mộ có diện tích 188,4m2.

    - Kiến nghị Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức thu hồi và điều chỉnh phần đất cấp cho ông Đỗ Văn Thiên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 332/QĐ-UB ngày 31/7/2001 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Dành quyền khời kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật giữa bà Trương Trương Thị Mai và ông Đỗ Văn Thiên khi có yêu cầu.

    - Sau khi xử sơ thẩm, bà Mai kháng cáo.

    Tại bản án phúc thẩm, Tòa án đã quyết định:

    1/Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị Mai

    Buộc ông Trương Văn Mừng có trách nhiệm trả lại diện tích đất 225m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 955759 ngày 31/7/2001 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức cấp cho bà Trương Thị Mai.

    Bà Mai có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng đo vẽ lại diện tích chính xác để điều chỉnh diện tích đất thực tế sử dụng.

    2/Buộc ông Trương Văn Mừng có trách nhiệm tháo dỡ hàng rào lưới B40 bên phải từ ngoài lộ nhìn vào kéo hết đất, toàn bộ rào phía trước lộ số 20 và mang ra khỏi đất 07 cây cau bụng (cau kiểng), Mang số hài cốt chôn trên diện tích 2,19 mét x 8,38 mét để trả lại quyền sử dụng đất cho bà Mai ngày sau khi án có hiệu lực pháp luật.

    3/Công nhận sự thỏa thuận của bà Mai chừa lại đường đi vào mộ ngang 1 mét, dài đến mộ thứ nhất từ ngoài nhìn vào phía bên phải cạnh nàh số 6/3F đường số 20, khu phố 4, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

    -Sau khi có bản án phúc thẩm, ông Mừng đã làm đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kháng nghị đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm.

    Tại phần xét thấy của Quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm đã nhận định:

    Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp là quyền sử dụng đất, quá trình giải quyết vụ án, bà Mai không yêu cầu giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Thiên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thổ mộ có diện tích 188,4m2 nhưng lại giành quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Mai và ông Thiên khi có yêu cầu là không đúng. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khỏi kiện của bà Mai và phải di dời số hài cốt ra khỏi đất tranh chấp, trong khi phần đất thổ mộ đã có từ trước khi gia đình ông Thiên thuê sử dụng đất. Theo Công văn số 525/UBND-TNMT ngày 03/11/2011 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức và tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức có ý kiến khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đỗ Văn Thiên là đúng quy định của Nhà nước nhưng khi cấp giấy, Ủy ban nhân dân quận đã không kiểm tra hiện trạng phần đất mà xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đỗ Văn Thiên là không đúng. Mặt khác, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất mà trên đất có mồ mả, hài cốt thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến những ngôi mộ đang chôn cất trong phần đất tranh chấp. Tòa án cấp phúc thẩm xét xử buộc ông Trương Văn Mừng có trách nhiệm mang số hài cốt đang chôn cất trên đất ra khỏi đất tranh chấp để trả đất cho bà Trương Thị Mai là không có căn cứ.

    Từ lý lẽ trên, quyết định giám đốc thẩm của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã  hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm; giao vụ án về cấp sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Qua vụ việc trên, chúng ta có thể thấy phần đất mà bà Mai yêu cầu ông Mừng phải trả lại cho bà có một phần sử dụng để chôn cất người chết, trong đó có 6 ngôi mộ chôn từ năm 1928 trở về trước, 22 ngôi mộ còn lại là hài cốt được cải táng vào năm 1987. Như vậy số mồ mả ở đây đã có trước khi hộ ông Thiên được cấp giấy chứng nhận vào năm 2001 và trước khi hộ ông Thiên với bà Mai có hợp đồng chuyển nhượng đất cho nhau vào năm 2008. Khi xét xử, tòa án hai cấp đều xác định trên đất có mồ mả, sơ thẩm thì bác yêu cầu, phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của bà Mai, buộc ông Mừng phải trả đất đồng thời còn buộc tháo dỡ hàng rào và mang số hài cốt chôn trên đất (ra khỏi đất) để trả đất cho bà Mai. Mồ mả là của gia tộc, ông Mừng chỉ là một người thân thích nên không thể có toàn quyền của việc di dời mồ mả, mặt khác trong đó tất cả mồ mả đều có trước khi bà Mai nhận chuyển nhượng kể cả khi cụ Nhâm còn sống vào thời điểm trước năm 1975 thì trên phần đất này đã có 6 ngôi mộ. Do đó, việc buộc ông Mừng phải mang số hài cốt đi nơi khác là không phù hợp vì tất cả đều đã được chôn và xây mồ, có khắc tên tuổi của từng người. Mặt khác khi khởi kiện bà Mai không tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Thiên mà chỉ yêu cầu ông Mừng trả lại phần đất do bà đứng tên sử dụng (giám đốc thẩm đã nêu phần này khi nhận xét về việc án sơ thẩm tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Thiên và bà Mai). Như vậy quan hệ pháp luật bị tranh chấp ở đây không phải là quyền sử dụng đất (vì bà Mai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do có hợp đồng chuyển nhượng với ông Thiên) mà là đòi lại đất của mình đứng tên bị người khác sử dụng.

    Do đó, nếu Tòa án có giải quyết thì chỉ giải quyết có trả đất hay  không, còn việc di dời mồ mả không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

    (Theo  TAND, PLTP)

     
    Báo quản trị |  
  • #498419   31/07/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Lúc mình học Dân sự, việc đầu tiên mình nhớ khi thầy nhấn mạnh là dân sự thì tất thảy đều do thỏa thuận nhưng nội dung thỏa thuận không được trái với quy định pháp luật, Dân sự 1 mình không ghi cụm từ "nếu các bên không có thỏa thuận" trước khi ghi quy định pháp luật thành ra bài thi có 6 điểm. Đến môn dân sự 2, mình có ghi cụm từ ấy trước khi phân tích luật thế là đạt 9điểm bài thi cuối kỳ.

     
    Báo quản trị |