Những điều cần biết khi học môn Dân sự

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #447556   22/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình muốn bổ sung thêm là một trong những điều cần biết khi học môn dân sự là phải siêng năng đọc các bản án. Để có thể hiểu được trong cùng những vấn đề như vậy, thực tiễn Tòa án đã giải quyết như thế nào, từ đó rút ra được những bài học riêng cho bản thân, không chỉ từ sách vở và luật. ^^ 

     
    Báo quản trị |  
  • #402625   14/10/2015

    dautroc2mai
    dautroc2mai

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Hai bên có hoàn trả trứng cho nhau không?

    Cho em hỏi về ví dụ sau: 
    T là một nông dân nhà quê đi mua trứng, anh thỏa thuận với cô bán trứng rằng anh mua hai chục trứng (20 quả). Sau khi giao tiền và giao trứng thì T đếm số trứng chỉ có 20 quả, theo T thì 1 chục trứng đối với vùng miền nơi anh ở tương đương với 12 trứng, nghĩa là cô ấy phải bán cho T tổng cộng 2 chục trứng tương đương với 24 quả. 
    T muốn nhận tiền lại, cô bán trứng không chấp nhận vì 1 chục là 10 quả và cô đã bán đúng 20 quả cho T như hai bên thỏa thuận từ trước. 
    Em xin hỏi chúng ta giải quyết tình huống trên dựa theo Bộ luật dân sự 2005 như thế nào ạ? Về thực tiễn xét xử thì ra sao ạ? Em xin chân thành cảm ơn trước mọi sự tư vấn của Luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #383459   15/05/2015

    Huyenchip996
    Huyenchip996

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    dân sự

    Vào lúc 9 giờ sáng ngày 28.4.2001, anh Triệu Văn Kết và anh Nguyễn Văn Một cùng với anh Nguyễn Văn Bá (con trai bà Kịch) và anh Ngô Văn Tùng (con rể bà Kịch) đào đất làm nhà kho cho gia đình bà Nguyễn Thị Kịch (tại ấp Tây, xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang). Trong quá trình đào nền nhà kho, anh Kết phát hiện một hũ thuỷ tinh gói trong bọc ni lông liền gọi anh Một đến xem, anh Một mở ra thấy bên trong có 3 gói vàng. Gia đình bà Kịch khi biết đó là hũ vàng thì cất luôn đi và cho anh Kết và anh Một mỗi người 200.000 đồng đề thưởng công tìm ra hũ vàng nhưng các anh này không nhận.

    Ngày 30.4.2001, bà Kịch gọi anh Kết đến đưa cho anh Kết 1 chỉ vàng nhưng ngày hôm sau vợ anh Kết lại đem trả lại chỉ vàng đó và yêu cầu bà Kịch chia cho anh Kết một phần trong số vàng đào được, bà Kịch không đồng ý.

    Ngày 30.9.2001, anh Kết làm đơn khởi kiện bà Kịch tại Toà án nhân dân huyện Châu Thành – Tiền Giang vì lý do đã có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Anh Kết yêu cầu mình là người phát hiện ra số vàng phải được chia một nửa số vàng đó.

    Ngày 19.12.2001, Toà án nhân dân huyện Châu Thành tiến hành hoà giải giữa anh Kết và bà Kịch nhưng không thành.

    Ngày 17.4.2002, Toà án nhân dân huyện Châu Thành mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “đòi quyền sở hữu tài sản” giữa nguyên đơn Triệu Văn Kết và bị đơn Nguyễn Thị Kịch.

    Trong vụ này, lời khai của những người liên quan có sự mâu thuẫn nhau đó là:

    Anh Kết và anh Một khai số vàng đào được là 30 lượng vàng 9999 gói thành 3 gói, mỗi gói 10 lượng, đựng trong một lọ thủy tinh hiệu MiLo. Hũ vàng nặng khoảng hơn 1 kg. Anh Kết, anh Một cho rằng số vàng này là của ai đó chôn giấu ở gần khu vực nhà bà Kịch rồi bị thất lạc.

    Bà Kịch, anh Bá, anh Tùng khai 3 gói vàng mỗi gói chỉ có 1 lượng vàng 9999, tổng số là 3 lượng đựng trong lọ thủy tinh hiệu MiLo. Hũ vàng nặng khoảng 2-3 lạng. Gia đình bà Kịch cho rằng số vàng này là của ông Ba (chồng bà Kịch) chôn dấu, sau đó bị tai nạn mất trí nhớ nên quên không đào lên.

    Hãy cho biết:

    1, Đối tượng tranh chấp?

    2, Quan điểm của nhóm giải quyết đối với tranh chấp trên?Tại sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #383067   13/05/2015

    chidanhk5bdi
    chidanhk5bdi

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp tài sản

    anh A có nhờ anh B mượn anh C 20.000.000 (hai chục triệu đồng). anh B đứng ra bảo  lãnh cho anh a 

    (Vì anh b ko có khả năng mượn anh c thêm nữa, nên anh B mới nhờ anh A ra đứng tên mượn giùm!)

    đến bây giờ anh B không có khả năng trả nợ. anh C đòi anh A, nhưng anh A không trả ,vì tiền này đã đưa hết cho anh B ( anh A nghĩ là chỉ mượn giùm anh B)

    anh C cho gian hồ đến nhà anh A ......

    giờ anh A phải làm gì để thanh minh và khỏi trả số tiền này>

     

     

    Di chuyển đến chuyên mục phù hợp
     
    Báo quản trị |  
  • #405467   05/11/2015

    lehuongly1997
    lehuongly1997

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chủ thể gián tiếp

    nếu một chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật va năng lực hành vi muốn tham gia vao pháp luật với vai trò là chủ thể gián tiếp có được không? tại sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #380012   21/04/2015

    ltluong84
    ltluong84

    Male
    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Uỷ quyền định đoạt

    Uỷ quyền định đoạt về tài sản chung của hộ gia đình, hậu quả pháp lý ra sao khi một trong các thành viên thay đổi ý định

     
    Báo quản trị |  
  • #383375   15/05/2015

    xâm phạm quyền hình ảnh

    Xin luật sư cho e hỏi là, theo Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 quy định là: 'việc sử dụng hình ảnh của cá nhận phải được người đó đồng ý". Vậy có cách nào lách luật trong trường hợp này không ạ?. Em xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #395844   10/08/2015

    ngochuyen128
    ngochuyen128

    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    chơi hụi (họ) trong pháp luật

    chào mọi người, mình đang làm tiểu luận về chơi hụi. Nhưng mình không biết là pháp luật nước ngoài có quy định vấn đề này không? Hoặc nó quy định nhưng với tên gọi khác. Mong m.n giúp đỡ. cám ơn nhiều! 

     
    Báo quản trị |  
  • #452310   21/04/2017

    abc278
    abc278

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập tình huống dân sự

    Ông Nguyễn Văn A có 3 người con L,M,N (anh L là con trai duy nhất). Năm 2016 ông A quyết định trao toàn bộ diện tích nhà cho anh L. Ông A đã tới phòng công chứng làm hợp đồng tặng cho nhà, đất của mình cho anh L (mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với điều kiện anh L phải có nghĩa vụ chăm 
    sóc cho cháu B (10 tuổi) - một đứa trẻ bị mồ côi cha mẹ sống trong làng thay ông đến khi cháu B tròn 18 tuổi. Trong thời gian ông A còn sống, anh L làm đúng nghĩa vụ chăm sóc cháu B như yêu cầu của ông A. Tuy nhiên, đến năm 2017, khi ông A chết, anh L không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc cháu B nữa. Hỏi:

    1. Những người con còn lại của ông A (bao gồm M và N) có quyền đòi lại tài sản ông A đã cho anh L không?

    2. Bảo vệ lợi ích của cháu B như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #452640   26/04/2017

    ngkhanhhuyen97
    ngkhanhhuyen97

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về quyền sở hữu

    mình muốn hỏi:

    1. khi chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì có đương nhiên phải chuyển giao quyền chiểm hữu tài sản đó không?

    2. chủ sở hữu có phải là người thụ hưởng quyền từ tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ?

    giải thích giúp mình với?? mình cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #470107   09/10/2017

    hieu1394
    hieu1394

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhận diện gia đình

    I. Cho em hỏi:

    1. Giải thích gia đình là gì, theo khía cạnh pháp lý và theo khía cạnh xã hội?

    2. Thành viên gia đình bao gồm những ai?

    II. Trong các trường hợp sau gia đình gồm những ai (mặc định là sống chung, gắn bó mật thiết với nhau) (đều theo 2 trường hợp gia đình pháp lý và gia đình xã hội):

    1. Ông bà cao (ông bà nội/ngoại của nội/ngoại), ông bà cố, ông bà nội, ngoại, cha mẹ, con, cháu.

    2. Ông bà nội, ngoại, cha (chết) mẹ (đã bỏ nhà ra đi), con.

    3. A, cậu của A (anh ruột của mẹ A), cô của A (chị ruột của bố A).

    4. A, B (cậu của A), C (chú của B), D (em của C), E (vợ của D), G (con của E), F(chồng của E), H( bác của F), M (con của H)(đã chết), N (bác của M),…

    5. A, B(vợ A), cháu ruột A(con của em A), cháu ruột B(con của em B).

    6. A, bố mẹ ruột A, bố mẹ chồng A,M (con còn trong bụng của A), C (con nuôi A), D (con ruột của C), E(con nuôi của C).

    7. A (chết), bố mẹ A, “vợ” của A (đã li hôn nhưng sống chung), con A (sang nước khác từ lúc 5 tuổi)

    III. 1 Gia đình và hộ gia đình, sổ hộ khẩu

    2. Sống chung, gắn bó là như thế nào, thời gian bao lâu

    3. Bà con là gì

    4. Các sự kiện chết, ly hôn, mất tích, sang nước ngoài,.. ảnh hương như thế nào đến việc xác định gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #471669   21/10/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Dân sự là một lĩnh vực rất rộng và gần như bao quát toàn bộ các lĩnh vực luật khác. Ngày xưa khi mới vào Đại học thầy cô khoa mình luôn nhắc nhở sinh viên Luật phải học thật tốt, nắm thật chắc các kiến thức về dân sự thì sau này sẽ có kiến thức nền tảng tốt để học những môn khác. Và đúng như vậy, khi học những môn sau này ở năm 2, 3, 4 đều có liên quan đến kiến thức dân sự cả; cứ dựa trên nguyên tắc cơ bản trong dân sự luôn tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #464076   09/08/2017

    cho tôi hỏi, trong tình huống

    ngày 15/3/2017, chị a đến nhà người quen là chị b chơi. khi ra về, chị a sơ ý để quên túi xách tại nhà chị b trong đó có 1.800.000 đồng. ngay sau đó, c là cháu của chị b, dẫn bạn là d và e đến nhà chị b chơi thì phát hiện túi xách của chị a để quên có tiền, c, d và e đã cùng nhau thỏa thuận lấy hết số tiền đó để đi chơi và đã tiêu hết số tiền này.

    sau khi biết tin, chị a đã yêu cầu c, d, e phải trả lại tiền cho mình. theo thỏa thuân, sẽ phải trả 1.800.000 đồng cho chị a vào ngày 25/4/2017 tại nhà chị b (mỗi người phải trả 600.000 đồng). tuy nhiên, đến ngày 25/4/2017, mới chỉ có d trả 600.00 đồng cho chị a, còn c và e vẫn chưa trả tiền. do nể tình c là chấu chị b, chị a không yêu cầu c phải trả tiền cho mình và yeu cầu d phải trả thay cho mình 600 đồng là phần nghĩa vụ của e

    vậy, việc a không yêu cầu c phải trả tiền cho mihf và yêu cầu d phải trả thay e có phù hợp? vì sao? giữa d và e có phát sinh quan hệ dân sự nào? tại sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #474268   12/11/2017

    luật dân sự 2015

    hãy chứng minh rằng quyền sỡ hữu là quan hệ pháp luật dân sự

     
    Báo quản trị |  
  • #474267   12/11/2017

    tại sao nói: quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh

    dạ cho em hỏi tại sao nói quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #408857   07/12/2015

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Giải quyết những tình huống khó đỡ của môn Dân sự

    Khi mới bắt đầu học môn dân sự, chúng ta hay gặp những tình huống không biết giải quyết như thế nào hoặc là giải quyết như thế nào cũng đúng luật.

    Tôi xin được chia sẽ một tình huống như sau, mà có lẽ bạn sinh viên Luật nào cũng biết:

    Vườn nhà A trồng một cái cây, cây mọc ra nhánh chìa sang vườn nhà B, trên nhánh cây chìa sang đó có một tổ ong. Bạn hãy xác định, tổ ong đó thuộc về nhà A hay nhà B. Nếu C đến chơi vườn nhà B, bị ong trên tổ ong đó đốt gây ra thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là của A hay B.

    Các bạn cho ý kiến giải quyết vấn đề này nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #407133   19/11/2015

    themmua
    themmua

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về những khoản chi phí bệnh viện được bồi thường trong hợp đồng

    Chào luật sư, tôi có một số thắc mắc muốn hỏi như sau: 

    Công ty X (tại Gia Lai) bán 100 chiếc giường cho Bệnh viện Y (tại Đà Nẵng). Trong hợp đồng có điều khoản sau:
    " Bên bán có trách nhiệm bù đắp tổn thất và phải làm cho bên mua không bị xâm hại đối với bất kỳ sự hư hao hay mất mát nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, mà người mua đã phải gánh chịu do hậu quả khuyết tật của hàng hoá trong thời hạn bảo hành".
    Công ty X đã giao hàng. Trong thời hạn bảo hành, do công ty X lắp ráp chưa đúng các khớp kỹ thuật, một chiếc giường bị gãy, gây ra các hậu quả sau:
    1. Chiếc giường không thể sử dụng được nữa và đã phải thay thế bằng một chiếc giường tạm thuê của tư nhân giá 1 triệu.
    2. Bệnh nhân nằm trên giường bị thương phải điều trị mất 10 triệu.
    3. Thiết bị y tế gắn quanh giường bị hư hỏng theo có giá trị 20 triệu.
    4. Lao công và y tá cãi nhau về việc ai đã làm gãy giường, đánh nhau, gây hư hỏng vật tư y tế là 8 triệu.
    5. Bệnh nhân nói trên là một nghệ sĩ kiêm chính trị gia, đã khiếu nại bệnh viện là sau khi bị té vì giường gãy, ông ta đau đớn lẫn thể xác và tinh thần, gây ảnh hưởng đén hoạt động nghề nghiệp nên yêu cầu bệnh viện phải bồi thường 9 triệu.
    6. Một hộ lý vì can gián sự đánh nhau nên bị thương tích, phải điều trị mất 6 triệu.
    7. Phòng bệnh nơi đặt giường là phòng riêng, chờ mất 5 ngày để thay chiếc giường gãy bằng một chiếc giường phù hợp, bị thất thu 5 triệu.
    8. Bệnh viện phải thuê luật sư bảo vệ quyền lợi khi khởi kiện công ty X mất 7 triệu.
    Hỏi:
    Theo bạn những khoản chi phí nào mà công ty X chắc chắn phải bồi thường và không phải bồi thường  cho bệnh viện Y? Tại sao?


    Rất mong nhận được câu trả lời sớm của Luật sự
     
    Báo quản trị |  
  • #406572   14/11/2015

    m3otrang1996
    m3otrang1996

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khách thể và đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự.

    Nhờ mọi người giúp giải đáp dùm mình sự khác nhau giữa 2 khái niệm: Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự và đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự. Mình được biết 2 khái niệm trên hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn chưa hiểu rõ lắm và hay bị lẫn lộn. Nhờ mọi người giải đáp thắc mắc (nếu có ví dụ càng tốt). Cảm ơn nhiều ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #424051   09/05/2016

    Xử lý nhanh hộ mình với nhé các bạn! thank nhiều!

    Bà B có vay ngân hàng theo khế ước 10 triệu đồng cho HSSV, sau đó NH tự nâng lên 15 tr, quá trinhf giải ngân thành 04 đợt, 1/4/2010; 1/9/2010; 1/4/2011; 1/9/2011. Quá trình vay thì có mã vay đợt 3 ngày 1/4/2011 bên bà B không nhận là vay nhưng bà B thừa nhận bà có ký phiếu chi và ký bảng kê tiền lĩnh. Nay bà có ý kiến phiếu chi sai do sai số CMT. Nay Ngân hàng yêu cầu bà B trả số tiền vay đợt 3 và lãi. còn các đọt khác bà B thừa nhận và đã trả hết.
    Các bạn xem trường hợp này thì nên giải quyết như thế nào, phía NH đã đối thoại rồi nhưng không được, khởi kiện có được không. Quan điểm của mình là cứ cho rằng NH không đúng về thủ tục cho vay nên không có việc cho vay nhưng có việc cầm nhầm tài sản do vậy bà B phải trả NH số tiền cầm ngày 1/4/2011. 
    Các bạn cho ý kiến nhé? Căn cứ pháp lý? Thank nhiều! 

     
    Báo quản trị |  
  • #448777   05/03/2017

    XoanMiu
    XoanMiu

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nếu là luật sư phía ngân hàng thì các bạn bào chữa như thế nào?

    Bà Trần Thị Lệ Thủy, giám đốc DNTN Lệ Thủy ký với Ngân hàng NNPTNNT thành phố Vinh ba hợp đồng tín dụng: HĐTD số 250 ngày 14/01/2009, hạn mức tín dụng 3 tỷ, thời hạn vay 1 năm; HĐTD số 361 ngày 20/9/2010, hạn mức tín dụng 5 tỷ, thời hạn vay 1 năm. HĐTD số 368 ngày 08/10/2012, hạn mức tín dụng 5 tỷ.

    Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, bà Thủy dùng tài sản của ông Lộc bà Hóa để thế chấp cho ngân hàng tại hợp đồng thế chấp số 250 ngày 14/01/2009 và phụ lục hợp đồng bổ sung số 02/2010 ngày 20/9/2010. Tài sản thế chấp gồm: thửa đất số 75, tờ bản đồ số 07 do UBND TP Vinh cấp năm 2004, diện tích 5000m2, địa chỉ thửa đất số 30 đường X, Phường X, TP Vinh, Nghệ An; Tài sản trên thửa đất là căn nhà 5 tầng diện tích xây dựng 600m2. Chủ sử dụng đất là bà TrầnThị Hóa và ông Đinh Phú Lộc. Tài sản thể chấp trên được dùng để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của DN theo ba HĐTD. Hợp đồng thế chấp được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật.

    Quá trình thực hiện vay, DN nhận nợ từ ngày 15/01/2009 đến 01/4/2014 với số tiền gốc là 13 tỷ đồng, DN đã trả cho ngân hàng số tiền gốc 8 tỷ đồng. Hiện nay doanh nghiệp còn nợ ngân hàng số tiền gốc là 5 tỷ và tiền lãi tính đến ngày 08/9/2015 là 1,3 tỷ đồng. Tổng số tiền gốc và lãi là 6,3 tỷ đồng

    Do đã quá hạn nhưng Bà Thủy không trả số nợ trên nên Ngân hàng yêu cầu bà Thủy trả số tiền trên, nếu không trả được thì đề nghị xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi vốn theo hợp đồng thế chấp đã ký.

    Bà Thủy có thừa nhận đã vay tiền của Ngân hàng. Tuy nhiên, bà Thủy cho rằng, Hợp đồng tín dụng số HĐTD số 361 ngày 20/9/2010, hạn mức tín dụng 5 tỷ, thời hạn vay 1 năm, được ký bởi ông Nguyễn Mạnh An, là phó giám đốc chi nhánh, không có thẩm quyền đại diện. Vì vậy, bà chỉ chấp nhận trả nợ đối với hai hợp đồng tín dụng số HĐTD số 250 ngày 14/01/2009, hạn mức tín dụng 3 tỷ, thời hạn vay 1 năm; và HĐTD số 368 ngày 08/10/2012, hạn mức tín dụng 5 tỷ. Hiện nay do việc làm ăn thua lỗ nên không có khả năng trả nợ, bà đồng ý xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, và yêu cầu tòa án tuyên bố Hợp đồng tín dụng số HĐTD số 361 ngày 20/9/2010 vô hiệu. Ông Nguyễn Mạnh An cho rằng, ông ký hợp đồng tín dụng nói trên do ông có giấy ủy quyền số 15/2009 ngày 12/9/009, nhưng trong giấy ủy quyền không ghi thời hạn ủy quyền, ngân hàng không hề có giấy tờ nào hủy giấy ủy quyền nói trên. Chính vì vậy ông cho rằng mình có thẩm quyền đại diện nên không chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ HĐTD số 361 ngày 20/9/2010. Mặt khác, tại thời điểm ông ký hợp đồng tín dụng số 361 ngày 20/9/2010, ông Chu Huy Sơn, là chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng biết việc ông ký hợp đồng tín dụng số 361 này nhưng không có ý kiến gì.

    Ngân hàng yêu cầu thu hồi khoản nợ vay và lãi nói trên, nếu bà Thủy không trả nợ theo hợp đồng tín dụng số 361 ngày 20/9/2010 thì Ngân hàng yêu cầu ông Nguyễn Mạnh An phải chịu trách nhiệm.

    Bà Hóa và và ông Lộc trình bày: Bà Thủy, giám đốc DNTN Lệ Thủy có vay của Ngân hàng NNPTNT Việt Nam, chi nhánh tp Vinh số tiển như trên, và ông bà có ký hợp đồng bảo đảm với ngân hàng theo tại hợp đồng thế chấp số 250 ngày 14/01/2009  và phụ lục hợp đồng bổ sung số 02/2010 ngày 20/9/2010. Nhưng ông bà không đồng ý cho Ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm đảm vì ông bà cho rằng hợp đồng thế chấp nói trên vô hiệu vì hai lý do sau:

    -         Thứ nhất, Hợp đồng thế chấp có bên vay là bà Thủy, vì vậy bà Thủy chính là bên thế chấp. Theo quy định của pháp luật, tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của  bên bảo đảm. Nhưng tài sản thế chấp lại không thuộc sở hữu của bà Thủy..

    -         Thứ hai, trên thửa đất số 75, tờ bản đồ số 07 do UBND TP Vinh cấp năm 2004 diện tích 5000m2, là tài sản thế chấp còn có một nhà thờ họ Đinh, diện tích 100 m2. Nhà thờ là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của dòng họ, không được ký vào hợp đồng thế chấp. Chính vì vậy, hợp đồng thế chấp số 250 ngày 14/01/2009 vô hiệu do người giao kết không có thẩm quyền đại diện.

    Ngân hàng không đồng ý với yêu cầu trên và yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm.

    Anh (chị) hãy đóng vai trò là luật sư của Ngân hàng và Luật sư của Ông Đinh Phú Lộc, Bà Trần Thị Hóa tranh tụng cho yêu cầu trên của Ngân hàng và Ông Lộc, bà Hóa.

     
    Báo quản trị |