Chào asd549!
Do A B chết cùng lúc nên không được hưởng di sản của nhau. Di sản để lại của A = B = 6 tỷ. D là 1 tỷ.
Thứ nhất, Chia di sản của A
A di chúc để lại toàn bộ tài sản cho D, nhưng D chết cùng thời điểm với A nên di chúc này bị vô hiệu. Vì thế nên di sản của A sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Hàng thừa kế thứ nhất gồm 03 người: C D E, mỗi người hưởng 6 :3 = 2 tỷ. (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015). Nhưng do D chết cùng thời điểm với A nên con của D là F và H sẽ được thừa kế thế vị phần di sản 2 tỷ đáng ra D được hưởng nếu còn sống, F và H mỗi người hưởng 2 :2 = 1 tỷ.
Thứ hai, chia di sản của B
B di chúc để lại toàn bộ di sản cho F, tuy nhiên do E mới 13 tuổi nên dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng một suất bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015). Cụ thể E được hưởng 2 x 2/3 = 1,333 tỷ. Còn F hưởng 6 - 1,333 = 4, 667 tỷ.
Thứ ba, chia di sản của D
Tại Điều 619 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm như sau:
"Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.”
Vì vậy, hàng thừa kế thứ nhất của D gồm 3 người: M F H. Mỗi người hưởng 1 : 3 = 0,333 tỷ.
Cập nhật bởi Nina35 ngày 11/03/2021 03:13:08 CH