BÀI LÀM NÀO ĐÚNG LUẬT ?

Chủ đề   RSS   
  • #422693 25/04/2016

    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    BÀI LÀM NÀO ĐÚNG LUẬT ?

    Trong quá trình học Luật, các em sinh viên hay bị sai trong việc định tội danh do không nắm rõ được bài học nhưng giàu suy diễn. Thật ra "giàu suy diễn" không hoàn toàn xấu, ở một góc độ nào đó, việc này sẽ giúp các em mổ xẻ, phân tích vụ việc ở mọi góc cạnh và biết đâu qua đó sẽ xuất hiện những nhân tài xuất chúng về Luật. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu các em biết cầu thị và biết thừa nhận sai nếu có cơ sở chứng minh suy diễn của mình là sai.

    Trên giảng đường, giảng viên giảng rằng hành vi "hành hung để tẩu thoát" nếu đủ yếu tố cấu thành tội độc lập thì phải bị truy tố thêm tội độc lập đó. Giảng viên cũng có dặn Sinh viên về nhà phải nghiên cứu thêm các Văn bản qui phạm pháp luật hiện còn giá trị hướng dẫn thực hiện Bộ luật hình sự hiện hành và đặc biệt giảng khá kỹ về các trường hợp chuyển hóa tội danh từ tội cướp giật tài sản (Đ 136 BLHS), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Đ 137 BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Đ 138 BLHS) sang tội cướp tài sản (Đ 133 BLHS). Tới lúc thi, đề ra "A thấy B đeo sợi dây chuyền khá lớn nên muốn chiếm đoạt, lợi dụng lúc B không để ý, A nhanh chóng tiếp cận B (đang ngồi uống café trong quán) để giật sợi dây chuyền rồi lập tức bỏ chạy. B đuổi theo, túm áo và vật A ngã xuống đường nhưng bị A rút dao đâm một nhát vào bụng, gây thương tật 26% khiến B lảo đảo, ngã quỵ, lợi dụng B không còn khả năng chống cự A đã vùng dậy bỏ chạy cùng sợi dây chuyền. Hãy định tội danh của A trong vụ án này".

    Bài làm của Sinh viên chia ra làm 3 trường phái :

    1/- Tội danh của A là tội cướp giật tài sản với khung tăng nặng hình phạt tại điểm đ (hành hung để tẩu thoát) và điểm e (gây thương tích 26%) khoản 2 điều 136 BLHS.

    2/- Hành vi của A đã chuyển hóa từ tội cướp giật (Đ 136 BLHS) sang tội cướp tài sản với khung tăng nặng hình phạt theo điểm d (sử dụng phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm) và điểm đ (gây thương tích 26%) khoản 2 điều 133 BLHS.

    3/- Tội danh của A là tội cướp giật tài sản (Đ 136 BLHS) và Tội cố ý gây thương tích (Đ 104 BLHS).

    Theo các bạn, bài làm của trường phái nào là đúng ?

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    9055 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    eyestorm (30/04/2016) xuanphong1965 (26/04/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422763   25/04/2016

    phamanh1993
    phamanh1993

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2015
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 30 lần


    theo cá nhân mình thì mình sẽ chọn đáp án thứ 2. Tức là đã chuyển hóa sang điều 133. bởi lẽ, hành vi này đã không đơn thuần thuộc Dd136 vì người phạm tội đã cố ý lấy cho bằng được tài sản và dùng vũ lực với ng sở hữu cùng lỗi cố ý trục tiếp. Đồng thời Điều 133 cũng đã bao hàm cả Đ104 trong đó

    tất cả chỉ là hình thức, việc chúng ta cần làm chỉ là diễn cho tốt thôi !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamanh1993 vì bài viết hữu ích
    xuanphong1965 (27/04/2016)
  • #422899   26/04/2016

    trandinhhuana2
    trandinhhuana2

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp này là A đã có được tài sản, nhưng dùng vũ lực để giữ tài sản đó. Nên hành vi của A đã chuyển hóa tội cướp giật tài sản (Điều 136) sang tội cướp tài sản (Điều 133). Đây là trường hợp được hướng dẫn cụ thể tại TTLT 01/2001 của BTP - BCA - TANDTC - VKSNDTC

     
    Báo quản trị |  
  • #423266   29/04/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Cám ơn 2 anh/chị đã có ý kiến và ý kiến của 2 anh/chị đã trùng với đáp án của Giảng viên ra đề. Thực tế 100 sinh viên thi thì có tới gần 70 em làm bài theo cách 1, trên 20 em làm theo cách 2 và chỉ vài em làm theo cách 3.

    Bài học rút ra : muốn giỏi Hình sự các em phải nghiên cứu các Văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện, các văn bản này có rất nhiều và có cả một số đã ra đời từ rất lâu nhưng chưa có Văn bản thay thế nên vẫn phải học. Không nghiên cứu phần này, cách giải quyết của các em sẽ bị sai.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #423269   29/04/2016

    xuanphong1965
    xuanphong1965

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 2 lần


    A đã vùng dậy bỏ chạy cùng sợi dây chuyền-------chi tiết này đã nói lên tất cả

     

     
    Báo quản trị |  
  • #423285   29/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chuyển hóa từ cướp giật sang cướp chỉ khi nào tài sản chiếm đoạt chưa nằm trong tay người phạm tội và hành hung với mục đích chiếm đoạt cho bằng được tài sản và tẩu thoát cùng tài sản.

    Trong tình huống trên thì sợi dây chuyền đã nằm trong tay A nên việc hành hung chỉ để tẩu thoát.

    Trong thực tế thì lại khác: không thể xác định là sợi dây chuyền bị chiếm đoạt trước hay sau khi A đâm B (lời khai 2 bên thường khác nhau) nên VKS truy tố thành tội cướp và LS sẽ tranh luận vấn đề này.

    Tương tự giết rồi hiếp vẫn bị truy tố về tội hiếp dâm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #423297   30/04/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Nguyên văn qui định của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT : "Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản".

    Phần chữ màu đỏ đã chứng minh dù chiếm đoạt được hay chưa thì vẫn cấu thành tội cướp, phần chữ màu xanh chỉ là mục đích của hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chứ không phải là hậu quả ! Bên kia tôi đã nói thế nào là mục đích và thế nào là hậu quả. Chung quy là do bạn chưa hiểu hoặc hiểu nhầm giữa mục đích với hậu quả trong qui phạm pháp luật hình sự.

    Nguyên văn pháp luật qui định về chuyển hóa như vậy (chỉ qui định có mục đích chiếm đoạt cho được chứ không qui định phải có hậu quả đã chiếm được hay chưa), đối chiếu với quan điểm của bạn : "Chuyển hóa từ cướp giật sang cướp chỉ khi nào tài sản chiếm đoạt chưa nằm trong tay người phạm tội và hành hung với mục đích chiếm đoạt cho bằng được tài sản và tẩu thoát cùng tài sản." thì rõ ràng bạn đã hiểu sai tinh thần Luật, giống như số đông gần 70 em sinh viên đã hiểu như vậy nên làm bài thi bị sai.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 30/04/2016 01:08:36 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #423298   30/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Nguyên văn qui định của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT : "Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản".

    Bạn đọc lại hàng chử màu xanh sẽ thấy ý cua thông tư như thế nào: Nếu đã chiếm đoạt được tài sảnnhưng CHƯA bị người bị hại hoặc người khác giành lại (tài sản) thì không phải tội cướp bởi vì việc dùng vũ lực không nằm mục đích chiếm đoạt tài sản (tài sản đã chiếm đoạt xong) mà chỉ nhằm tẩu thoát.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (30/04/2016)
  • #423299   30/04/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Lần này bạn lại hiểu nhầm "giành lại" là hậu quả, trong khi ý nghĩa của nó cũng là mục đích. Theo đề bài thì B đuổi theo túm áo, vật A ngã xuống đường là nhằm mục đích giành lại tài sản, vậy là thỏa mãn điều kiện nên đề không cần nói rõ B đã lấy lại được tài sản hay chưa. Bởi B đã có mục đích giành lại rồi nên hành vi dùng vũ lực của A nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản, không để B lấy lại được tài sản của mình đã chuyển hóa sang tội cướp như Thông tư đã nêu qui định. Nếu tình huống giống y vậy, chỉ khác 1 tình tiết là A quăng trả sợi dây chuyền trước khi tẩu thoát thì câu chuyện sẽ dừng lại ở tội cướp giật, vì rõ ràng hành vi dùng vũ lực của A chỉ là hành hung nhằm mục đích tẩu thoát chứ không vì mục đích chiếm đoạt cho được tài sản của B.

    Cũng xin nói thêm, hậu quả là những cái cụ thể như làm chết 1 người, gây thiệt hại 200 triệu ..v..v..., còn mục đích chỉ là suy nghĩ trong não người, trong qui phạm pháp luật hình sự nội dung nào nằm sau chữ "nhằm" là thể hiện mục đích. Bởi mục đích là suy nghĩ nằm trong não người, cho nên chủ yếu do người phạm tội tự khai ra và cơ quan điều tra đối chiếu xem có phù hợp với chứng cứ khách quan hay không, ví dụ trong trường hợp trên, A đâu dễ gì khai ngay là mình đâm B nhằm mục đích chiếm đoạt cho được sợi dây chuyền mà sẽ khai rằng chỉ nhằm mục đích tẩu thoát nhưng chỉ cần Điều tra viên hỏi "sao chỉ có mục đích tẩu thoát mà không trả lại sợi dây chuyền cho nạn nhân ?" là hết chối cãi ! Có thể có người cho rằng "lúc đó lộn xộn quá nên em quên" nhưng đây là "cãi cùn" chứ không phải cãi lý, vì đang chiếm đoạt bị nạn nhân giành lại sợi dây chuyền mà quên sao được, trừ trường hợp bị tâm thần.

     

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 30/04/2016 07:52:41 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #423301   30/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Lần này bạn lại hiểu nhầm "giành lại" là hậu quả, trong khi ý nghĩa của nó cũng là mục đích. Theo đề bài thì B đuổi theo túm áo, vật A ngã xuống đường là nhằm mục đích giành lại tài sản, vậy là thỏa mãn điều kiện nên đề không cần nói rõ B đã lấy lại được tài sản hay chưa. Bởi B đã có mục đích giành lại rồi nên hành vi dùng vũ lực của A nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản, không để B lấy lại được tài sản của mình nên thỏa mãn đầy đủ điều kiện để chuyển hóa sang tội cướp như Thông tư đã nêu. Nếu tình huống giống y vậy, chỉ khác 1 tình tiết là A quăng trả sợi dây chuyền trước khi tẩu thoát thì câu chuyện sẽ dừng lại ở tội cướp giật, vì rõ ràng hành vi dùng vũ lực của A chỉ là hành hung nhằm mục đích tẩu thoát chứ không vì mục đích chiếm đoạt cho được tài sản của B.

     

     

    "giành lại" là hậu quả, trong khi ý nghĩa của nó cũng là mục đích

     Khi đuổi bắt thì bị hại và những người khác đều có 2 mục đích: giành lại tài sản vá bắt người phạm tội. Hiểu như bạn thì mọi trường hợp chống trả đều là cướp vì những người đuổi theo đều có " mục đích giành lại rồi". Theo ý bạn thì khi nào là hành hung để tẩu thoát nếu không "quăng trả" trả tài sản?

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 30/04/2016 08:52:31 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #423304   30/04/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chắc chắn khi đuổi theo thì nạn nhân có mục đích giành lại tài sản của mình, còn nạn nhân có mục đích bắt người phạm tội hay không điều đó tôi không nói và không khẳng định mà là bạn nói. Tóm lại, xuyên suốt chủ đề này quan điểm của tôi là muốn chuyển từ cướp giật sang cướp trong trường hợp tài sản đã bị chiếm đoạt bởi hành vi cướp giật, căn cứ theo Thông tư 02/2001/TTLT thì phải đủ 2 dấu hiệu :

    1/- Phải có người có hành vi nhằm giành lại tài sản.

    2/- Người phạm tội phải có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt cho được tài sản.

    Hiểu như tôi là như vậy, thế nhưng bạn lại cho rằng  "hiểu như bạn thì mọi trường hợp chống trả đều là cướp vì những người đuổi theo đều có mục đích giành lại rồi" chứng tỏ hoặc bạn chưa hiểu hết quan điểm của tôi, hoặc bạn cố tình bỏ bớt đi 1 dấu hiệu mà tôi luôn luôn đề cập khiến ý nghĩa câu chuyện hoàn toàn đổi khác. Riêng câu hỏi "Theo ý bạn thì khi nào là hành hung để tẩu thoát nếu không "quăng trả" trả tài sản?" thì bài trước tôi đã nêu ví dụ minh họa rất rõ ràng, từ ví dụ đó bạn dễ dàng tự có câu trả lời, bạn có thể đọc lại.

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 30/04/2016 01:23:40 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #423500   04/05/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Các em sinh viên làm bài theo cách định tội danh của A là tội cướp tài sản (Đ133 BLHS) và tội cố ý gây thương tích (Đ104 BLHS) lập luận như sau :"A dùng dao đâm vào bụng B là cố ý, hành vi này gây thương tật 26% cho nạn nhân nên đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Áp dụng nguyên tắc khi thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản mà hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội độc lập thì phải bị truy tố thêm tội độc lập đó nên A bị tội cướp tài sản và tội cố ý gây thương tích". Lập luận này không sai nhưng bị thiếu do không loại trừ trường hợp biệt lệ đối với hành vi cướp tài sản mà có gây hậu quả thương tật cho người khác qui định tại Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, theo đó thì khi cướp tài sản mà có gây hậu quả thương tật cho người khác (bất kể là do cố ý hay vô ý) thì chỉ bị truy tố tội cướp tài sản với khung tăng nặng chứ không truy tố thêm tội cố ý gây thương tích. Vấn đề này, Ông Đinh Văn Quế, Nguyên chánh tòa Hình sự - TAND tối cao cũng viết rất rõ trong Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của mình (Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của ông Đinh Văn Quế có thể gọi là tác phẩm "gối đầu giường" của tất cả những ai làm nghề Luật có liên quan tới Hình sự, gồm cả Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư...).

    "Đặc thù" của Pháp luật Việt Nam nói chung, Pháp luật hình sự nói riêng là không chỉ có Luật mà còn có khá nhiều Văn bản qui phạm pháp luật "dưới Luật" điều chỉnh, do đó, một lần nữa xin nhắc lại là học Luật thì phải nghiên cứu thêm Văn bản qui phạm pháp luật có liên quan, cũng như các tài liệu có giá trị có liên quan là điều tối cần thiết.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |